Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Oan gia trái chủ

Lẽ ra tôi định post câu chuyện này vào “Chuyện của tôi” trong phần Hồi ký, nhưng ngẫm thấy nhờ câu chuyện này mà ngày ngày nhắc nhở tôi phải niệm Phật, niệm Phật. Âu cũng là một bài học kinh nghiệm để tu tập vậy.


Mỗi một người, ai cũng có oan gia trái chủ, điều đó là không tránh khỏi. Vì từ nhiều đời, nhiều kiếp, mình đã u mê, lầm lỗi, sát hại và gây thù chuốc oán với bao nhiêu con người, bao nhiêu sinh vật mà mình không hay. Bạn đã sát sinh hay bạn đã vô tình dẫm chân lên 1 con kiến, như vậy cũng đã đủ cho bạn kết thêm oan gia trái chủ của mình, vì mỗi một loài vật đều có tánh linh, chúng cũng có sân, hận, yêu thương và đau khổ của mình.


Năm ấy tôi vừa tốt nghiệp ra trường, tuổi còn trẻ, nên trong lòng hoài bão tràn đầy nhựa sống. Có biết bao dự định tương lai, chỉ còn vài tháng nữa là tôi hoàn thành xong khóa học 5 năm tiếng Nhật và tìm kiếm học bổng để sang Nhật du học. Nhưng không may, tôi đã mắc một bệnh hiểm nghèo (chắc là do điều kiện đi làm trong môi trường điều hòa quá lạnh, tối về lại tiếp tục đi học, ôn thi…).


Tôi phải nhập viện trong tình trạng sốt cao và gần như là hôn mê. Bác sỹ đã có lúc đành lòng thông báo cho Gia đình tôi được biết là tôi không thể qua khỏi và một đêm họ đã chuyển tôi đến Phòng “chờ chết”. Tôi còn nhớ, chồng tôi (lúc bấy giờ là bạn trai) chăm sóc tôi không quản ngày đêm đã bật khóc giữa bệnh viện.


Nhưng điều khủng khiếp nhất đối với tôi không phải là bệnh tật hành hạ, mà đêm nào tôi cũng bị những hồn ma đến quấy rối. Giờ theo con đường Phật pháp, tôi mới hiểu được họ chính là những oan gia trái chủ của tôi, chờ thời cơ là ùa đến đòi nợ, oan oan tương báo. Nếu tôi mất lúc đó thì chắc chắn tôi đã bị đọa lạc, bị họ lôi kéo vào địa ngục không hay. Nghĩ lại, thật là rùng mình.


Có đêm, bạn trai tôi nằm sát ngay dưới bên cạnh giường bệnh, vậy mà rõ ràng tôi nhìn thấy 1 người đàn ông to lớn quấn băng trắng nhờ nhờ kín cổ từ đầu đến chân, cố kéo màn ra và dùng xi lanh định tiêm vào đầu tôi. Lúc đó không hiểu sao tôi lại có ý thức giằng co tấm màn mong manh lại, và niệm chú “Om Mani Padme hum”, niệm “Nam mô A DI ĐÀ PHẬT”, bởi chỉ cần lơ là để ông ta tiêm vào đầu thì không biết tôi sẽ ra sao. Niệm chú xong thì ông ta đi mất.


Khi bệnh của tôi dần dần thuyên giảm, về nhà hàng đêm tôi lại nằm mơ thấy một người con gái trẻ tuổi, tóc dài và mặc áo trắng đến đòi nợ, kéo áo tôi và bảo: “Kiếp trước mày đã hại tao, giờ tao sẽ hại mày”. Và diễn tả lại cảnh tôi đã từng vô tình lái xe ô tô đâm vào cô ta đến chết. Đêm nào cũng vậy.


Cuộc sống quả có điều diệu kỳ hoặc tôi chưa đến số mãn báo thân. Một năm sau, bệnh tình tôi dần dần hồi phục, đến nay thì đã hoàn toàn không còn. Một người Thầy đã nói tôi được Phật Bà Quan Âm cứu mạng. Thời gian phục hồi sức khỏe, tôi cũng không còn nằm mơ thấy những oan gia trái chủ đến nữa, hoặc thỉnh thoảng họ có xuất hiện nhưng người tôi như có thần hộ mệnh bảo vệ, tỏa ánh hào quang làm họ phải đi ngay, không dám lại gần tôi nữa.


Câu chuyện của bản thân nhắc nhở tôi hàng ngày phải niệm Phật thật tinh tấn. Khi bệnh tật, không cần cầu hết bệnh, mà chỉ cầu được vãng sinh về Tây phương. Nếu số mệnh chưa mãn báo thì bệnh khắc tự khỏi, còn không thì được vãng sinh về thế giới an lành.


Các bạn hãy mau mau niệm Phật, còn chần chừ gì nữa. Mặc dù Đức Phật A DI ĐÀ trong một lời nguyện của mình đã nói Người nào dù phát tâm niệm Phật chỉ cần 10 câu trước lúc lâm chung cũng sẽ được Đức Phật đón về Tây phương. Nhưng liệu con người có biết bao oan gia trái chủ, trước lúc lâm chung họ đến bủa vây quanh ta, thân ta đau đớn, cảnh giới hãi hùng… lúc đó ta có thể nhớ đến câu niệm Phật được chăng? Vì vậy, từng thời khắc ta phải niệm Phật, lúc lâm chung tiếng Phật niệm cũng tự nhiên mà khởi được là vậy.


Tuy nhiên, điều quan trọng nữa là hàng ngày các bạn niệm Phật, cũng phải nguyện vãng sinh về Tây phương cực lạchồi hướng công đức của mình về Tây phương, cho oan gia trái chủ, cho Cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ từ nhiều đời nhiều kiếp của mình. Niệm Phật và cùng khuyên họ niệm Phật để cùng đồng sinh cực lạc quốc. Có như vậy, con đường vãng sinh của bạn mới không bị cản trở.


Công đức có thể có bằng nhiều cách, làm từ thiện, phóng sinh… Bạn đã vô tình sát sinh, vậy làm cách nào để hóa giải. Bạn có thể phóng sinh, giải thoát cho các loài vật đang bị giam cầm, đang chuẩn bị làm thức ăn cho loài người. Tôi vừa xem xong đĩa: “Mười công đức phóng sinh” do huynh Từ Khánh gửi tặng. Bạn nào cần có thể liên hệ và đăng ký với tôi, tôi sẽ sao in lại và gửi các bạn.


Còn cách Nguyện và Hồi hướng vãng sinh, tôi xin nhờ huynh Từ Khánh post lại lên đây giúp mọi người, hoặc các bạn có thể tham khảo cách của huynh Phúc Tiến tại đây:

http://hoibongsen.com/diendan/showthread.php?t=4794



Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã chia sẻ câu chuyện của tôi!

* nguồn *
http://hoibongsen.com/diendan/showthread.php?t=5131

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

TÂM-NHẪN


TÂM

1 . Sống là động nhưng lòng luôn bất động
     Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
2 . Thiện căn ở tại lòng ta
     Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
3 . Tâm an vạn sự an
4 . Trăm năm tóc cũng đổi màu chữ tâm sáng mãi giữa dòng thời gian
5 . Mở rộng tâm ra lòng thanh thản
     An vui tự tại đời thong dong
6 . Tâm tĩnh lặng đất trời chung một cõi
     Tâm không trăng gió trải muôn phương
7 . Nhân mọi người yêu,lễ: mọi người kính,nghĩa mọi người trọng,trí :mọi người phục.tín mọi người tin.
8 . Hồng phúc ân tình lưu sáng mãi
     Tâm thành nghĩa trọng vững bền lâu
NHẪN
1 . Nhẫn một chút sóng yên gió lăng
     Lùi một bước biển rộng trời cao  
2 . Nhẫn Sẽ thành công  
3 . Chữ nhẫn là chữ tượng vàng
     Ai mà nhẫn được đời càng hiển vinh
4 . Có khi nhẫn để yêu thương,có khi nhẫn để liệu  đường lo toan,có khi nhẫn    để vẹn toàn,có khi nhẫn để không tàn hại nhau.
5 . Có khi nhẫn để bình an,có khi nhẫn để thênh thang cõi lòng
6 . Lắng lòng nhẫn một chút thôi
     Sẽ nghe trời đất mở lời yêu thương.  
7 . Nhẫn nại ôn hòa khi tức giận
     Bình tĩnh sang suốt lúc gian nan  
TÂM
TÂM LÀ TÂM TƯỞNG CON NGƯỜI
CÁI TÂM THANH THẢN SỐNG NGƯỜI THIỆN CĂN
VỌNG TÂM CẢN BƯỚC TIẾN THÂN
CHÂN TÂM ĐỈNH ĐẠC TRĂM PHẦN RỘNG RA
Ở ĐỜI NHƯ MÁCH BẢO TA
CHỮ TÂM CÒN TRỌNG GẤP BA CHỮ TÀI.

17 . DẪU RẰNG BIỂN CẠN SÔNG MÒN
       BAN SƠ TRI NGỘ MỘNG CÒN TRÙNG LAI.
18 . RONG CHƠI RÂU TÓC BẠC PHƠ
       CÒN NGHE ĐẮM ĐUỐI VẦN THƠ YÊU NGƯỜI.
19 . SUỐI REO GIÓ THOẢNG MÂY TRỜI
       HƯƠNG THU CÒN MÃI NGÁT LỜI TRI ÂM.
20 . TA ĐI GỞI LẠI ĐÔI DÒNG
       LÁ RƠI CÓ CỘI Ở TRONG SƯƠNG MÙ.
21 . KHI TA Ở CHỈ LÀ NƠI ĐẤT Ở
       KHI TA ĐI ĐẤT ĐÃ HOÁ TÂM HỒN.
22 . HÃY LẮNG NGHE ĐỂ THẤU HIỂU
       HÃY THẤU HIỂU ĐỂ HÀNH ĐỘNG
       HÃY HÀNH ĐỘNG ĐỂ RÚT KINH NGHIỆM
       HÃY RÚT KINH NGHIỆM ĐỂ THÀNH CÔNG.
23 . ĐÊM QUA MỘNG LẠI THẬT GẦN
       DỪNG LAY TÔI NHÉ HỒNG TRẦN MONG MANH.
24 . THƯA RẰNG NÓI NỮA LÀ SAI
       MÙA XUÂN ĐANG ĐỢI BƯỚC AI ĐI VÀO
25 . DƯỚI TRĂNG QUYÊN ĐÃ GỌI HÈ
       ĐẦU TƯỜNG LỬA LỰU LẬP LOÈ ĐƠM BÔNG.
26 . CÓ PHẢI THU RỒI THU ĐẤY Ạ!
       NGỠ NGÀNG BƯỚM NHỎ LẠC VƯỜN HOA
       TRỜI CAO MÂY TRẮNG SOI LÒNG GIẾNG
       NƯỚC ĐỌNG TRONG NGẦN UỐNG Ý THU.
27 . YÊU HẾT MỘT MÙA ĐÔNG
       KHÔNG MỘT LẦN ĐÃ NÓI…
       TÌNH ĐÔI TA VỜI VỢI
       CÓ NÓI CŨNG KHÔNG CÙNG.
28 . BỐN MÙA XUÂN ĐỨNG TRƯỚC
       TRĂM NẾT HIẾU LÀM ĐẦU.
29 . VẠN SỰ NHƯ Ý
       HOÀ KHÍ SINH TÀI.
30 . TỔ TÔNG CÔNG ĐỨC MUÔN ĐỜI THỊNH
       HIẾU HIỀN CON CHÁU VẠN ĐỜI VINH
31 . DÙNG ĐỨC NHÂN GIỮ NHÀ BỀN VỮNG
       LẤY TRUNG HIẾU XỬ THẾ LÂU DÀI


Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Người Việt trẻ lên chùa chữa "tâm bệnh"

Đời sống

Người Việt trẻ lên chùa chữa "tâm bệnh"

- Không lên chùa thường xuyên nhưng vẫn ăn chay, ngồi thiền, học đạo - đó là cách tập tu tại nhà đang được nhiều người trẻ lựa chọn.

Khỏe hơn nhờ ăn chay

Hồi còn sinh viên, cứ chủ nhật là Hoàng Quyên (Nhân viên thu ngân siêu thị CTM Mart) lại bắt xe bus vượt hàng chục cây số từ Mỹ Đình sang Gia Lâm để tham gia lớp học đạo, tập tu hàng tuần tại thiền viện Sùng Phúc. Từ khi đi làm, công việc bận rộn, thường phải tăng ca làm thêm cả chủ nhật không còn thời gian để sang thiền viện nữa nhưng Quyên vẫn giữ thói quen ăn chay, ngồi thiền tại nhà.

Quyên cho biết, ban đầu chị chỉ ăn chay vào ngày Rằm, mùng Một nhưng dần dần thấy món chay phù hợp với khẩu vị, lại thấy cơ thể khỏe hơn, eo thon hơn nên chị thực hiện ăn chay 2 ngày/tuần.
Nhiều người trẻ dành ngày nghỉ cuối tuần lên chùa học đạo. (Ảnh: La Hoàn)

Quyên chia sẻ: "Lần đầu tiên mình ăn đồ chay là tại thiền viện Sùng Phúc. Lúc đó cũng không thích lắm vì hơi nhạt so với khẩu vị của mình. Dần dần ăn nhiều lần rồi thành quen, giờ bữa chay của mình chỉ có cơm, canh, rau luộc và đậu phụ nhưng vẫn rất ngon miệng".

"Mình ngồi một chỗ cả ngày nên rất dễ có mỡ bụng, từ lúc ăn chay thấy eo thon hơn hẳn. Hơn nữa, làm món chay không tốn nhiều thời gian, mươi mười lăm phút là mình có một bữa cơm rồi", Quyên nói thêm.

Ngoài ăn chay, Quyên còn duy trì việc ngồi thiền mỗi ngày vào trước lúc đi ngủ và buổi sáng sớm. Với chị, đây là khoảng thời gian yên tĩnh, bình tâm nhất sau một ngày làm việc mệt mỏi.

"Những ngày siêu thị đông khách đầu óc mình lúc nào cũng căng như dây đàn, về nhà mệt chả muốn làm gì nữa. Từ khi học cách ngồi thiền và thực hiện mỗi tối trước lúc đi ngủ mình thấy thoải mái hẳn, ngủ ngon và sâu hơn", Quyên chia sẻ.

Ăn chay không chỉ vì tín ngưỡng mà còn vì có lợi cho sức khỏe và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy không chỉ có Quyên, mà nhiều người trẻ hiện nay đang hưởng ứng ăn chay giống như một phong trào.

Đỗ Thị Thu Trang, người phát động chiến dịch ăn chay vì môi trường đầu tiên vào năm 2010 cho biết, ăn chay là một cách bảo vệ môi trường dễ dàng và thiết thực nhất mà mỗi cá nhân có thể làm. Việc giảm lượng thịt trong bữa ăn sẽ hạn chế nguồn phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính của ngành chăn nuôi.

Đến nay, hàng nghìn bạn trẻ đã cam kết an chay ít nhất 1 ngày trong tháng để hưởng ứng ý tưởng của Trang.

Không nhất thiết cứ phải lên chùa!

Cuộc sống hiện đại gấp gáp, người trẻ phải đối mặt với áp lực nặng nề từ học hành, công việc đến chuyện tình cảm. Nhiều người trị bị stress, thậm chí là mắc chứng trầm cảm, tâm thần vì những áp lực này đè nặng.
Bữa cơm chay đạm bạc nhưng vẫn ngon miệng. (Ảnh: La Hoàn)

Để cân bằng cuộc sống, nhiều người trẻ chọn cách lên chùa tĩnh tâm, học đạo mỗi khi rảnh rỗi. Hồng Minh (Cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) là một trong những người trẻ như thế.

Minh chia sẻ: "Cuộc sống có quá nhiều thứ phải lo toan, phiền muộn. Đôi lúc muốn thoát khỏi nó để tĩnh tâm nhìn lại mình nhưng đi đâu cũng chật chội, còi xe, khói bụi. Chỉ có lên chùa là yên tĩnh nhất".

Mỗi tháng Minh thường dành một ngày để lên chùa. Minh bảo cô lên chùa không phải để tụng kinh gõ mõ hay cầu khấn thần linh ban ơn, mà đơn giản lên chùa chỉ để tĩnh tâm.
Bữa cơm chay tại thiền viện Sùng Phúc. (Ảnh: La Hoàn)

"Sự yên tĩnh nơi cửa chùa tạo cho mình cảm giác nhẹ nhõm. Hôm nào đi đúng ngày thầy giảng đạo, ngồi nghe cũng vỡ ra nhiều điều rất ý nghĩa", Minh nói.

Chuyện lên chùa tìm khoảng lặng cho tâm hồn nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Bận bịu với công việc cả tuần, nhiều người trẻ chọn cách tu tập tại nhà.

Nguyễn Thanh Hiền (giáo viên mầm non, Nhân Mỹ, Mỹ Đình) chia sẻ: "Công việc của tôi bận cả tuần nên khó đi chùa thường xuyên. Tôi lên mạng tham gia các trang trao đổi về phật pháp và nhờ mọi người chỉ dạy cách tập tu tại nhà. Ngồi thiền, đọc phật pháp thấy tâm hồn thanh sạch, bình yên lắm". Trong nhịp sống gấp gáp đến chóng mặt vẫn có những người trẻ lội ngược dòng tìm khoảng lặng cho tâm hồn như thế!

La Hoàn

Chữa bệnh tâm thần cho giới trí thức: Thuốc nào?

Chữa bệnh tâm thần cho giới trí thức: Thuốc nào?

- Bệnh tâm thần ở giới trí thức có liên quan mật thiết đến môi trường sống. Theo các BS tâm thần, những người làm việc trí óc rất cần sự tách bạch giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi.


Nguyên nhân của việc tâm thần trí thức có thể hiểu là do ham mê công việc vô độ, bất cứ giờ nào cũng ôm công việc làm khư khư, hơn nữa thường xuyên bỏ ăn, bỏ ngủ... Một trường hợp nữa có thể thấy như do công việc nhiều áp lực, bị stress lâu ngày, công việc làm ăn thua lỗ, phá sản... những yếu tố đó nó khiến cho những người trí thức dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng, mất niềm tin và bị điên.

Đi bộ là một liệu pháp cực kỳ hiệu quả đối với người làm việc văn phòng.
Cần nghỉ ngơi tích cực
Công việc trí óc thường mệt nhọc và yêu cầu một sự tập trung cao độ. Sự chú ý căng thẳng, trí nhớ luôn bị huy động, đòi hỏi bộ não một sự nỗ lực lớn và liên tục. Cho nên nghỉ ngơi là cần thiết, rất cần sự tách bạch giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, nghỉ ngơi tích cực có tác dụng phục hồi sức khỏe rất lớn cũng như chuẩn bị cho ta vào giấc ngủ dễ dàng và giải quyết công việc chuyên môn ngày mai tốt hơn bất cứ thứ thuốc nào.
Ngoài giờ làm việc văn phòng, nên tìm cho mình những thú chơi nhẹ nhàng, dễ chịu và đem lại sự phấn khởi, thoải mái, niềm vui như: làm vườn, câu cá, nuôi ong, chơi tem, chơi thể thao.
Đặc biệt, đi bộ là một liệu pháp cực kỳ hiệu quả đối với người làm việc văn phòng. Nó sẽ giúp gần như tất cả các cơ bắp vận động, tác dụng kích thích mạnh toàn bộ cơ thể. Tất cả các cơ quan và các hệ làm việc theo nhịp điệu tăng lên, giúp ta yên tĩnh bộ não nhanh hơn và toàn diện hơn, nhất là sau những giờ làm việc trí óc căng thẳng; tăng cường sự chú ý, kích thích trí nhớ, lập lại sự thăng bằng giữa hai quá trình chính - hưng phấn và ức chế; có thể tạo nên trạng thái phấn chấn tâm thần; giữ thế thăng bằng của hệ thần kinh. Những băn khoăn, bực bội, thất vọng khi đó sẽ được thay thế bằng những tình cảm mát lành, sự sảng khoái, sinh lực tràn đầy, sự hân hoan, niềm lạc quan.
Bên cạnh giấc ngủ, nghỉ ngơi, thì cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ.

Phải có những kỹ năng sống cần thiết
Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học từng cho biết: “Môi trường sống thay đổi, những vấp váp trong cuộc sống, những cú sốc, sang chấn tâm lý gặp phải do không đạt được mục đích đặt ra rất dễ đẩy con người vào trạng thái trầm cảm, sống co mình, giận đời, giận mình và có những hành xử không được hoàn thiện, thiếu tinh thần vị tha”.
“Khi chưa được trang bị đầy đủ những kiến thúc và kỹ năng sống cần thiết đã vội vàng xông ra cuộc sống. Sự tin tưởng quá mức, tự tin thái quá để dẫn đến những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Điều này khiến con người dễ bị hụt hẫng và không chấp nhận được thất bại. Đây cũng là nguyên nhân của những sự khủng hoảng tâm thần…”, TS. Trịnh Hòa Bình cho biết thêm.
TS. Trịnh Hòa Bình nhấn mạnh: “Đứng trước những cú sốc trong cuộc sống, các bạn trẻ nên bình tĩnh đón nhận, coi đó như một thứ học phí để mua sự trải nghiệm, mua sự trưởng thành. Trước những thất bại đầu đời gặp phải trong cuộc sống, mỗi người phải có hình thức thư giãn nhất định, có sự chuyển đổi dạng thức lao động phù hợp như đang từ lao động trí óc căng thẳng chuyển sang các hoạt động lao động tay chân, hoạt động văn nghệ, thể thao...
Và điều quan trọng hơn, các bạn trẻ phải có sự bình tâm tĩnh trí, phải biết phân tích tương quan, phân tích yếu tố tình huống để tìm nguyên nhân của sự thất bại, biết được mình phù hợp với cái gì…”.
Còn theo các chyên gia sức khỏe tâm thần, khi xuất hiện những triệu chứng tiêu cực về tâm lý, suy nghĩ cần đến bệnh viên khám và xin tư vấn tâm lý, tránh điều trị vòng vo, kéo dài thời gian sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm, tiêu cực.
La Hoàn (tổng hợp)

Xưa có một ông nhà giàu sinh được hai người con gái, cô chị gả cho người làm ruộng, cô em gả cho một người học trò.

Xưa có một ông nhà giàu sinh được hai người con gái, cô chị gả cho người làm ruộng, cô em gả cho một người học trò.
Một hôm thong thả, bố vợ cùng hai con rể đi chơi. Ông bố vợ nghe ngỗng kêu mới hỏi:
- Làm sao tiếng nó to thế?
Người học trò nói chữ:
- Trường cổ tắc đại thanh (Cổ dài tất to tiếng).
Người làm ruộng nói:
- Trời sinh ra thế!
Đi được một khoảng thấy mấy con vịt trời đang bơi dưới ao, ông bố lại hỏ:
- Tại sao nó nổi?
Anh học trò lại nói chữ:
Đa mao thiểu nhục tắc phù (nhiều lông ít thịt tất nổi).
Người làm ruộng trả lời: - Trời sinh ra thế!
Đi được khoảng nữa thấy hòn đá nứt đôi, ông bố lại hỏi:
- Sao đá bị nứt thế?
Người học trò lại nói:
Phi nhân đã tắc thiên đã (Chẳng người đập cũng trời đánh).
Người làm ruộng vẫn nói:
- Trời sinh ra thế!
Đến lúc về nhà ba bố con ngồi uống rượu. Ông bố khen anh rể học trò hay chữ và chê con rể làm ruộng dốt. Người con rể làm ruộng mới tức mình hỏi người học trò:
- Tôi thì dốt thật, nhờ chú cắt nghĩa "trường cổ tắc đại thanh" lại nghe coi.
Người học trò đáp:
- Cổ dài thì to tiếng.
Người làm ruộng bẻ lại:
- Thế con ếch, con ễnh ương cổ đâu dài mà tiếng cũng to?
Người nông dân nói tiếp:
- Chú nói "đa mao thiểu nhục tất phù" (nhiều lông ít thịt thì nổi). Thế con thuyền lông đâu thịt đâu mà cũng nổi?
Lúc đó ông bố mời gật gù nói:
- Ừ, dốt đặc còn hơn là chữ lỏng.

Sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn

Đời sống

Sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn

- Những xô bồ của cuộc sống khiến con người ta dần mất đi những giá trị của riêng mình. Với nhiều người, cửa Phật là nơi giúp họ tìm lại chính mình. Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn.
Tìm lại niềm tin cho cuộc sống
“Cách đây 3 năm, khi đang là SV Khoa Sử năm cuối, tôi đã từng chìm đắm trong u uất, buồn chán, tuyệt vọng. Kết quả học tập không như ý muốn, áp lực tìm kiếm việc làm và những điều thất vọng trong cuộc sống cứ đập vào mắt khiến tôi hoàn toàn mất phương hướng. Tôi sống như một cái bóng giữa bạn bè, gặm nhấm những nỗi buồn của mình, và gần như vô cảm với mọi cố gắng giúp đỡ của bạn bè thân thiết” – chị Thu Huyền, một GV Sử ở Hà Nội kể về mình.

Quỳnh Ngọc (thứ 2 từ trái sang) trong chuyến hành hương qua 15 tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ

Mối “duyên”với Phật Pháp trong một lần chị đi vào chùa Quán Sứ đã thay đổi tất cả. Chị tham gia những buổi thuyết pháp tại đây, và trải lòng mình với các thầy để rồi nhận được những lời khuyên, trở thành động lực để chị thay đổi bản thân mình.
“Ban đầu tôi rất hoài nghi, nhưng những giáo lý của nhà Phật khi ấy đã giúp tôi phần nào lý giải những câu hỏi lớn trong đầu. Tôi không còn tự đày đọa mình bằng cảm giác thất bại, tự ti nữa. Cuộc sống như một guồng quay hối hả mà chúng ta, vì quá nhiều ham muốn, tham vọng, ta đã tự biến mình thành một vòng tròn, hối hả chạy rất nhanh mà đánh mất nhiều điều quý giá trong hành trình của mình. Khi tiếp xúc với những giáo lý nhà Phật, tôi hiểu rằng mình nên chấp nhận “khuyết” đi một chút, để sống chậm lại, bình thản hơn, nhưng hạnh phúc hơn, trân trọng những gì mình đang có” – chị Huyền chia sẻ.
Không cho rằng chỉ những ai trải qua những sóng gió, trắc trở mới tìm đến đạo Phật để được chở che, an tịnh tâm hồn, nhưng chị Thùy Chi – Trưởng ban Phát triển cộng đồng Doanh nhân MMI Việt Nam(Hoàng Cầu – Hà Nội) cũng tâm sự Đạo Phật giúp cho con người có niềm tin vào bản thân và sống đẹp hơn.
“Cách đây 2 năm công tác tại một tổ chức phi chính phủ, tôi quan sát thấy đồng nghiệp của tôi rất năng vào chùa tu tập. Bản thân tôi là tuýp người năng động thậm chí là nhanh, trong khi đó người bạn đồng nghiệp của tôi có cách làm việc “rất lạ” khi chị thực hành thiền trong công việc như “thiền báo cáo”, “thiền điện thoại”, “thiền email” ... Dần dần tôi cũng ngấm và cơ duyên đến với tôi khi tôi quyết định tham dự một khóa Thiền tập nhân dịp Giổ tổ Hùng Vương tại Chùa Đình Quán, Từ Liêm.
Tôi tham gia phần vì tò mò, phần vì cũng muốn mình sống chậm lại. Nhưng như một điều kỳ diệu, những điều Phật dạy giáo lý mà lần đầu được tiếp xúc đã giúp tôi nhìn rõ thấy hướng đi và yêu bản thân mình hơn. Sau hai ngày tham gia khóa tu, tôi quyết định quy y cửa Phật như một điều đến thật tự nhiên. Tôi luôn thầm cảm ơn sư thầy Tịnh Quán đã đặt Pháp Danh cho tôi - Tâm Đức Việt để nhắc nhở sự cố gắng vượt lên trong cuộc sống” – chị tâm sự.
Chị Chi cho biết, một trong những thay đổi lớn nhất khi đến với đạo Phật là chị có thêm niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống. Đặc biệt, chị hiểu sâu sắc ý nghĩa của đam mê làm từ thiện. Về điều này, chị chia sẻ: “Tôi rất hạnh phúc được “cho đi” cũng như lan tỏa của việc làm từ thiện tới cộng đồng, đặc biệt là các anh chị doanh nhân. Với mỗi chuyến đi thiện nguyện tới các ngôi chùa hay trung tâm trẻ mồ côi, chính tình thương và sự hiểu biết là chất keo dính gắn kết mọi người và chính là động lực giúp tôi làm việc và cống hiến cho xã hội nhiều hơn”.

Từng gặp phải nhiều khó khăn trên con đường đi tìm hạnh phúc, anh Thanh – hiện là một doanh nhân Bất động sản thành đạt cho hay, anh đã may mắn đến với đạo Phật khi gặp được một phật tử tại gia giúp đỡ anh hiểu được những triết lý cơ bản của đạo Phật.
“Từ đó trong tôi bừng nắng hạ" là thế, triết lý của đạo Phật đã giúp tôi thay đổi nhận thức, thay đổi cách sống, dù rằng chẳng dễ gì, rất khó khăn nhưng không nản…” – anh nói.
Với triết lý nhà Phật, thành công trên con đường kinh doanh của anh cũng mang những ý nghĩa khác: “Dù chông gai, khó khăn nhưng không nản. Dù có nhiều của cải, chức quyền nhưng không bị nhiễm ô tâm hồn mình. Trong kinh doanh cũng không có ý tranh giành mà làm tùy vào duyên, tạo ra duyên lành, chân thật để ra quan hệ thân thiện bền vững”.

Sống để yêu thương
Đạo Phật khá gần gũi trong xã hội Việt nhưng nhiều người vẫn còn xa lạ với những suy nghĩ “Quy y cửa Phật là phải lên chùa cạo tóc, ăn chay, niệm phật, tránh xa sắc giới”… Kỳ thực, đó không phải là những thử thách lớn nhất của Phật tử. “Phật ở tại Tâm”, thực hành những giáo lý nhà Phật ngay trong đời sống hằng ngày mới là điều khó, thậm chí là khó khăn nhất, vì đòi hỏi sự quyết tâm rèn luyện thường xuyên của mỗi người.


Chị Chi trong một chuyến từ thiện tại Thụy An - Ba Vì.
Hoàng Quỳnh Ngọc, SV ĐH FPT cho biết: “Khi quy y cửa Phật, tôi thường phải tự đấu tranh trong những việc rất nhỏ như: Nói dối hay trung thực trong học tập, sát sinh hay yêu thương những loài vật dù bé nhỏ như con muỗi, con kiến. Ghen tị, chấp nhặt hay bao dung với lỗi lầm của bạn bè. Thờ ơ hay quan tâm đến những éo le trong cuộc sống bày ra trước mắt. Khó vì nó diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Ví dụ như, Phật dạy: "Mỗi con người chúng ta khi mới sinh ra đều là Phật, mang tâm của Phật. Nhưng do chúng ta lớn lên, không đứng vững trước những sự xô bồ của cuộc sống mà dần mất đi giá trị của riêng mình". Ai trong chúng ta cũng hiểu được điều đó, nhưng không phải ai cũng làm được!”.
Ngọc chia sẻ một “chuyện nhỏ” cảm động. Đó là một lần ra ngoài cùng mẹ, Ngọc nhìn thấy một người đàn ông già nua, lôi thôi đang ôm mặt ngồi gục vào cạnh cửa.
“Tôi hiểu được chắc phải có chuyện gì khiến ông đau lòng lắm mới vậy! Trái tim tôi tự nhủ: "Mày hãy ra và hỏi thăm xem ông gặp chuyện gì đi, có thể mày không giúp được ông nhiều nhưng ít ra mày có thể chia sẻ cơ mà”… Cuối cùng, dù nghĩ như vậy, tôi vẫn bước đi…”.
Vì điều đó, Ngọc đã day dứt, dằn vặt rất nhiều khi thấy mình không khác gì một trong số rất nhiều người vô cảm với nỗi đau của người khác đang đầy rẫy ngoài xã hội.
“Đối với các bạn cùng trang lứa, có thể tôi có một cách nhìn về cuộc sống hơi khác so với họ. Song nơi cửa Phật cũng là nơi giúp tôi tìm được chính con người mình. Phật đã dậy cho tôi học cách yêu thương, thanh thản và nhẹ nhàng trước những vấp ngã trong cuộc sống” – Ngọc chia sẻ.

Quỳnh Anh

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Nhờ câu niệm Phật, Bé Hạnh thoát chết

Lương Y Phan Văn Sang
Đã đọc: 12611 Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image
Đức Phật nói: “ Ai thành tâm xưng niệm 1 câu : NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT…sẽ diệt trừ hết tội lỗi trong 80 ức kiếp ( 1 ức là 100.000, vậy 80 mà nhân cho 100.000 thì phải nói là rất nhiều; 1 kiếp là 1 đời đã sống ).
Cháu Hạnh từ bệnh viện trả về đến nhà chỉ còn là một bộ xương cách trí, thoi thóp trong hơi thở như một con mèo quặc quẹo sắp sẽ ra đi.
Bé Nguyễn Ngọc Mỹ Hạnh 9 tuổi ( 2010 )
Cha của cháu là Bùi Ngọc Châu 42 tuổi và mẹ là Nguyễn thị Hương 37 tuổi ( bé lấy họ mẹ, tên lót của cha)
Cư ngụ Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Như mọi ngày bình thường cháu Hạnh vẫn mạnh khỏe vui chơi, nhưng hôm đó vào ngày 08 tháng 9 năm 2010 khoảng gần 11 giờ đêm đang xem Tivi bỗng nhiên Bé bị ngất xỉu. Sau một lúc sơ cứu không hiệu quả gia đình và bà con chòm xóm vội chở đi cấp cứu ở bệnh  viện Nhân Dân Gia Định các BS đã chẩn đoán là chứng bệnh “Viêm não nhật Bản” !
Một ngày nằm ở phòng cấp cứu thấy không khả quan, các BS nơi đây cho chuyển bé Hạnh đến bệnh viện Nhi Đồng 2  và được nhập viện vào ngày 09 tháng 9 năm 2010, trong sự thương yêu tận tình chăm sóc của tất cả các Y, BS, hộ lý….
Qua 21 ngày hôn mê sâu, không ăn uống, dù cho  nền y học hiện đại cộng với tình thương yêu và dốc hết sức  cứu chữa của các Y Bác Sĩ nơi đây, nhưng sức khỏe của Bé Hạnh mỗi ngày mỗi cạn kiệt và suy hô hấp nặng, cuối cùng các BS đành phải bó tay…rút ống dưỡng khí và cho xuất viện về nhà lo phần …..hậu sự.
Hôm đó là ngày 29/10/2010 trước khi gia đình đưa bé về nhà, vị BS Trưởng khoa nhân từ đã nói với Ba mẹ cháu  “ Người ta bảo còn nước thì còn tát, nhưng cháu nó đâu còn giọt nước nào nữa mà tát !”
BS còn nói : “Nếu tôi mà có phép nhiệm mầu, tôi cũng phải cứu cháu nhưng rất tiếc….. Chỉ có Phật Trời mới  cứu được cháu !”
  
 “ Chỉ có Phật Trời mới cứu được cháu !”…Vâng! Vị Bác sĩ này  đã nói đúng !
Cháu Hạnh từ bệnh viện về đến nhà chỉ còn là một bộ xương cách trí, thoi thóp trong hơi thở như một con mèo quặc quẹo sắp sẽ ra đi.
Bà con lối xóm người người đến thăm, ai ai cũng xót xa thương cảm ( nhìn trong nhà giấy báo che hết bàn thờ, tủ rương, hình ảnh thờ lật úp vào trong, cảnh tang tóc mà ta thường thấy khi nhà có người chết).
Ông ngoại cháu đã mua đất xong, mướn người đào huyệt mộ, và đã lo xong hòm, vải, trà khô ….những thứ cần thiết cho hậu sự.
Nhưng mọi việc đổi thay khi tôi (ở cạnh nhà) nghe cháu Hạnh từ bệnh viện trả về cũng qua thăm.
Là một người Phật tử sau khi xem xét cháu Hạnh ( * ), tôi nói với Ba mẹ cháu: “ Nếu anh chị đồng ý tôi sẽ mời Ban Hộ Niệm đến niệm Phật cho cháu, nếu cháu hết số thì sẽ về với Phật, nếu còn phước thì tai qua nạn khỏi”
Ba mẹ cháu đồng ý, thế là tôi gọi điện thoại, một lát có một nhóm Phật tử đến cùng tôi thiết lễ bàn Phật. Sau 1 giờ tụng Kinh Sám hối và niệm Phật hồi hướng cầu nguyện cho cháu Hạnh xong ai nấy từ giã trở về nhà, còn lại những người gia đình, bỗng thấy bé chớp mắt và sau đó cháu mở cặp mắt yếu ớt nhìn mọi người.
Ngạc nhiên và mừng rỡ, gia đình cháu Hạnh chạy qua gặp lại tôi mong sao mời được Phật tử tiếp tục đến niệm Phật.
 Thế là chỉ mấy cú điện thoại của tôi mà gần cả trăm người đến thay nhau niệm Phật vang trời, niệm suốt mấy ngày mấy đêm.
Nào là Đoàn Phật tử Ban trợ niệm Chùa Vạn Đức Thủ Đức, Cô Thanh Lý làm trưởng ban.
Đoàn Phật tử Ban Hộ niệm ở Gò Vấp Bác  Huệ Nguyện dẫn đầu.
Các Phật tử chùa Hoằng Pháp, Phật tử các chùa ở Bình Thạnh, các chị tiểu thương chợ Gò vấp, Phật tử chùa Như Lai và các Phật tử khắp nơi trong các quận huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh, thông tin nhau qua điện thoại, tự túc mang theo lương thực, không quản ngày đêm cùng niệm câu “Nam mô A Di Đà Phật”.
Những người mà trước giờ gia đình cháu Hạnh chưa hề quen biết !
Khu phố nơi đây mọi ngày bình yên nay bỗng ồn ào hẳn lên, ngày cũng như  đêm rất khuya thế mà không biết Phật tử từ đâu ùn ùn kéo đến tay cầm chuỗi, đồng phục áo dài lam từng tốp thay nhau niệm Phật vang trời, bà con lối xóm vui mừng đến thăm cháu Hạnh cũng chắp tay đồng thanh  niệm Phật …
Sau một tuần, Bé tỉnh táo lại nhưng đôi lúc co giật làm kinh. Để tiếp tục điều trị cho cháu Hạnh, ngày 04 tháng 11 năm 2010 Ba mẹ cháu đến BV Nhi đồng 2 xin hồ sơ bệnh án về mục đích là chuyển bé đến khoa Thần Kinh  BV Chợ Rẫy.
Thấy Ba mẹ cháu Hạnh vừa đến mọi người ùa ra hỏi han ( ai cũng nghĩ rằng Bé Hạnh đã chết ) nhưng khi nghe Bé Hạnh đã khỏe, và ăn uống lại rồi,  ai nấy thật sự không tin, cứ tưởng đùa !
Mọi người ngỡ ngàng khi nghe ba mẹ cháu Hạnh nói Bé đã sống lại rồi.
­
Điều kỳ diệu nào đã làm cho Bé Hạnh từ cõi chết trở về ?
Bác Sĩ ( trưởng khoa ) khi cho cháu Hạnh xuất viện cũng đã có nói “Chỉ có Phật Trời mới cứu được cháu! ”
          Vâng ! Nhờ Phật Trời cháu Hạnh đã sống lại ngay buổi niệm Phật đầu tiên và tỉnh dần sau những buổi niệm Phật tiếp theo, thật sự cháu Hạnh đã sống lại nhờ câu niệm: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT của số đông Phật tử qua mấy ngày đêm.
        Khi không còn phương điều trị được nữa, Bệnh viện cho cháu Hạnh xuất viện về nhà là sẽ chết, điều đó tập thể Y, Bác sĩ tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 và tất cả mọi người không ai chối cãi.
Nhưng tại sao niệm Phật mà Cháu Hạnh sống lại ?
Quý vị thử nghĩ đi, chiếc đèn kia ít dầu quá, sắp cạn rồi đèn sẽ tắt. Nhưng nhờ nhiều người thương tình đến, người tiếp cho 1 ít dầu, thì đèn sẽ đầy dầu lại và tiếp tục sáng !
Người sống thọ, sống khỏe, sống vui là nhờ cái Phước Nhân đời trước đã tạo.
Cháu Hạnh kiếp trước thiếu tu nên thiếu phước, giờ mạng sống đã cạn, nhưng còn chút duyên nào đó đối với Phật Pháp nên được nhiều người đến niệm Phật để tiếp phước, nhờ phước đó mà cháu Hạnh thoát cơn nguy hiểm, mạng sống tăng thêm.
Vậy cho nên chúng ta, ngay từ bây giờ ai nấy cũng nên thành tâm niệm câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT để tăng thêm phước thọ. Nếu đang bệnh tật, ngoài thuốc men điều trị, cũng nên niệm Phật hằng ngày ( đó là phương thuốc A Dà Đà !)
Nhưng sao chỉ niệm câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT mà lại có phước ?
Cách nay trên  2.554 năm Đức Phật Thích Ca đã có dạy rằng :
                            -Niệm Phật một câu phước sanh vô lượng.
                           -Lạy Phật một lạy tội diệt  hà sa.
Vì sao ?
Vì Phật Thích Ca là đấng “ Thiên Nhân sư” là thầy của cõi Trời và người, là cha lành của muôn loài.
-Chúng sinh  là hạng phàm phu tâm phàm mắt thịt, cái biết chỉ trong giới hạn.
-Phật là đấng đại giác ngộ, sự thấy, sự hiểu biết vượt xa cả hàng trời và người.
Phật là đấng Y Vương đại tài, thấu rõ nguyên nhân sinh ra bệnh, cho chúng sanh nhiều phương thuốc ( pháp môn ) trong đó pháp niệm Phật A Di Đà chữa lành hết tất cả những bệnh do nghiệp gây nên.
-Nè con, thuốc ta cho  con nè, về uống thì sẽ hết bệnh !
Người tin thuốc của đấng Y vương cho  uống vào , liền hết bệnh.
Kẻ không hết bệnh vì không tin, không uống thuốc của thầy thuốc đã cho.
Đức Phật nói: “ Ai thành tâm xưng niệm 1 câu : NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT…sẽ diệt trừ hết tội lỗi trong 80 ức kiếp ( 1 ức là 100.000, vậy  80 mà nhân cho 100.000 thì phải nói là rất nhiều; 1 kiếp là 1 đời đã sống ).
Mà cháu Hạnh đây đã trải qua bao nhiêu kiếp trước tạo nghiệp gì đó không lành nên giờ bị chứng bệnh nặng ( nghiệp bệnh ), mạng sống sắp tàn, may nhờ còn chút duyên lành nên gặp số đông Phật tử đến trợ niệm tiếp phước cho ( mà phần đông là Phật tử ở  xa không ai là người quen với gia đình  mới lạ chứ, thậm chí tôi cầm máy gọi cũng đâu có quen nhiều người, chỉ biết số Điện thoại đó là của Ban hộ niệm thôi).
Đã qua rồi cơn nguy hiểm, gia đình tiếp tục xin nhập viện Nhi Đồng 1, gần 1 tháng nằm viện và được trở về nhà, tuy thần kinh còn co giật liên tục, nhưng gia đình mong tôi ghé châm cứu mỗi ngày. Cháu Hạnh giờ hoàn toàn tỉnh táo, hết co giật, nói được, ăn ngủ tốt, đùa giỡn suốt ngày.
Tuy nhiên vẫn phải thường xuyên đến Bệnh viện tái khám theo dõi.


Con kính xin đội ơn Phật đã cứu con. Con cám ơn quý bác, quý cô, quý chú đã đến niệm Phật cho con được sống lại.Con cám ơn các BS đã tân tình chăm sóc con.

Hôm nay, ngoài sự tri ơn Phật Trời đã cứu sống con mình, Ba mẹ cháu Hạnh tỏ lời biết ơn đến với quý Phật tử trong các Ban Hộ Niệm không quản ngày đêm mưa gió đến niệm Phật cầu an cho cháu.
Cám ơn Các Y, Bác sĩ đã tận tâm chăm sóc cháu Hạnh thời gian qua.
Riêng Ba cháu Hạnh, lúc mọi người đang  chuẩn bị lo hậu sự cho cháu, thì ba cháu vì quá thương con gái út, ba cháu có tự đập đầu vào tường và ngất xỉu, anh tự vận để theo con, nhưng mọi người ngăn cản kịp thời.
Giờ đây, đã qua rồi cơn biến cố gia đình và thấy sự nhiệm mầu quá sức tưởng tượng của câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Ba của cháu anh Châu đã từng vô tù ra tội vì tánh khí hung hăng quậy phá… nên có  biệt danh “Châu điên” (dân Sở Thùng ấy mà ) nay đã nguyện xuống tóc, tại gia thờ Phật A Di Đà, bỏ ác làm lành, tập ăn chay, tu học.
       Câu niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT đến nơi đâu sự mầu nhiệm đến đó.
 
 ( * ) Ghi chú ở trên: Là 1 lương y nên khi tôi qua thăm cháu Hạnh, trước tiên là tôi vạch ngón tay trỏ ( nơi hổ khẩu ) của cháu Hạnh ra xem chỉ tay theo phương pháp khám bệnh Nhi của Đông y ( mà thầy Đông Y nào cũng biết )
Cách xem Hổ khẩu trẻ em : Để ngửa ngón tay trỏ lên, vuốt nhẹ vài lần từ gốc ngón tay trỏ lên xuống, sẽ thấy hiện ra chỉ tay của trẻ, chỗ giáp ranh thịt trắng đỏ của ngón tay trỏ.
Theo y học cổ truyền ngón tay trỏ được chia ra 3 phần : mỗi phần tương ứng với 1 đốt lóng ngón tay :
Lật ngửa ngón trỏ của trẻ, dưới làn da trắng mỏng sẽ thấy lằn chỉ ( tĩnh mạch máu), từ gốc ngón tay chạy lên. Nếu lằn đó chạy lên đến :
- Lóng thứ nhất, gọi là Phong Quan ( bệnh nhẹ dễ chữa )
- Lóng thứ 2, lóng giữa gọi là Khí Quan.(  Ở Khí quan là bệnh nặng chữa khó ).
- Lóng trên cùng gọi là Mệnh Quan.( là bệnh nặng, trầm trọng và nguy hiểm, hết cách chữa).
Cháu Hạnh đây đã hôn mê qua 21 ngày không  tỉnh, tôi xét thấy lằn chỉ đang chạy qua hết lóng giữa là Khí quan nếu không kịp thời cứu chữa  để lằn chỉ chạy lên đến lóng cuối là Mệnh quan thì không còn chữa được nữa.
Nhưng cứu cháu bằng cách nào đây  khi nền y học hiện đại đã bó tay ?
Với người con Phật như chúng ta có niềm tin tuyệt đối vào Tam Bảo thì đã có Phật !
Chúng sanh bỏ Phật chứ Phật không bỏ chúng sanh. Phật sẽ cứu . Khi ta cầu đến Phật !
Phật tử chúng ta thì niềm tin như vậy rồi. Nhưng còn gia đình Bé Hạnh sao hay không đây ?
Phần đông các thầy thuốc không ai dại gì mà rớ vô, Bé Hạnh chết thì mình  rước họa vào thân !
May thay, Gia đình Cháu Hạnh chấp nhận sự đề nghị của tôi. Bé Hạnh đã  tỉnh lại và ăn uống sau những thời niệm Phật của Phật tử. Phần tôi dùng kim châm cứu khai thông kinh mạch qua các đại huyệt : Bá hội, Tứ thần thông, Ấn đường, Nhân trung, Hợp cốc, Thông lý…cháu tỉnh hẳn !
Đông y nói :
Thống do bất thông : Thống là đau là bịnh, Bịnh là do không thông.
Cái gì không thông ?
 – Kinh mạch không thông, khí huyết không thông…
Vì sao Kinh mạch, khí huyết không thông ?  
- Do thời tiết, do ăn uống, do chấn thương, do do môi trường, vi khuẩn v…v….
Vậy làm gì cho kinh mạch, khí huyết được khai thông ? 
- thuốc men, châm cứu, v.v…
- Điều quan trọng những trường hợp bệnh nặng bệnh lâu ngày, bệnh khó chữa,  người Phật tử mình đừng quên sám hối nghiệp chướng, báo chướng  đấy nha.
Như vậy ổ khóa nào cũng có cái chìa để mở, quan trọng là mình biết tìm ra đúng cái chìa của nó hay không thôi.
Khi tìm ra được chìa khóa (  thốc men, châm cứu, sám hối nghiệp…. ) rồi thì mọi việc sẽ thông !
Thông tắc bất thống : nghĩa là khai thông rồi ắt sẽ hết đau , hết bệnh !
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Khỏe mạnh và trường thọ (健康與長壽)

Khỏe mạnh và trường thọ (健康與長壽)
11/03/2011 12:42 (GMT+7)

TăngTăng
Phàm những gì hoàn thiện, chính đáng, tinh khiết, hòa hợp đều là khỏe mạnh. Ví dụ, khỏe mạnh về thể chất, điều này thì ai cũng có thể hiểu được. Ngoài ra còn có khỏe mạnh về tâm lý, tức có sự phản tỉnh, chú ý và tự biết mình.


Mọi người ai cũng  mong muốn được “khỏe mạnh” và “trường thọ”.
“Khỏe mạnh” là gì?
Phàm những gì hoàn thiện, chính đáng, tinh khiết, hòa hợp đều là khỏe mạnh. Ví dụ, khỏe mạnh về thể chất, điều này thì ai cũng có thể hiểu được. Ngoài ra còn có khỏe mạnh về tâm lý, tức có sự phản tỉnh, chú ý và tự biết mình.
Ngoài khỏe mạnh về thể chất và tâm lý, lại có khỏe mạnh về tình cảm, khỏe mạnh về sự nghiệp, khỏe mạnh về của cải, khỏe mạnh về quan hệ giữa mình và mọi người, khỏe mạnh về tín ngưỡng, tôn giáo. Người bình thường, cho dù đã có sự khỏe mạnh về tâm lý, nhưng nếu thiếu đi một trong rất nhiều những sự khỏe mạnh vừa kể trên để vun đắp cho sự sinh tồn của mình, thì như thế, cuộc đời vẫn là thiếu sót, cũng coi là chưa khỏe mạnh.
“Trường thọ” là gì?
Trường thọ, không có nghĩa là cơ thể hoạt động đến 80 tuổi, 100 tuổi đã gọi là “trường thọ”. “Quy hạc diên linh”(rùa và hạc) phải là những động vật “trường thọ”. Tùng bách nghìn năm không tàn, cũng là thực vật “trường thọ”. Song, sau sự trường thọ của quy hạc, tùng bách, thì cống hiến của chúng cho nhân gian suy cho cùng có được bao nhiêu? Vì thế, ngoài sự lâu dài về tuổi thọ thể xác, chúng ta còn cần có sự trường thọ của ngôn giáo, trường thọ của công việc, trường thọ của danh tiếng,  đạo đức, trường thọ của trí tuệ và hòa hợp.
Trường thọ, nếu chỉ là sự kéo dài về đời sống thể xác, mà thiếu đi những giá trị tinh thần được coi như nội hàm cuộc sống như: ngôn giáo, công tác, danh tiếng, đạo đức, trí tuệ, hòa hợp; thực ra, trường thọ cũng là một thứ chẳng có giá trị gì.
Một người khỏe mạnh bình thường, bị người khác cho là “đầu óc ngu si, tứ chi phát triển”, theo bạn,  khỏe mạnh kiểu vậy thì có giá trị gì? Có thể thấy, cái gọi là “khỏe mạnh”, phải là sự khỏe mạnh trên mọi phương diện: thể xác, tâm lý, tinh thần, sự nghiệp. Ví dụ, tình cảm không lành mạnh, mặc dù là thân cường lực tráng, cũng không hạnh phúc; tín ngưỡng không lành mạnh, tin điều phi pháp, thì cũng không như ý.
Nói đến trường thọ, phải kể đến Bành Tổ sống đến 800 tuổi, nhưng trong lịch sử, ta có thấy ghi chép nào về những cống hiến xã hội của ông đâu? Có thể thấy, lập công, lập đức, lập ngôn, mới là trường thọ chân chính; như có từ, bi, hỉ, xả trong Phật giáo mới là trường thọ chân chính.
Chúng ta cầu sức khỏe, chi bằng cầu kiện toàn; chúng ta cầu trường thọ, chi bằng cầu vô lượng. Bởi vì, sức khỏe (kiện khang) không hề có nghĩa kiện toàn! Kẻ lưu manh côn đồ, chuyên làm việc xấu, theo bạn, hắn không khỏe mạnh ư? Những người già cả, may mắn sống trên trăm tuổi, ăn không ngồi rồi, họ chẳng phải là rất trường thọ đó sao? Nhưng vấn đề là họ có ích gì cho cuộc sống, cho xã hội?
Vì thế, bất kỳ ai muốn khỏe mạnh, trường thọ, không thể không biết, không thể không chú ý đến đạo lý này!


Tác Giả: Tinh Vân Đại Sư
Việt dịch : Thích Quảng Lâm

4 quy tắc ăn uống để sống khỏe và trường thọ


4 quy tắc ăn uống để sống khỏe và trường thọ





Sức khỏe và sự trường thọ là niềm khao khát lớn nhất của con người. Điều kiện tiên quyết để sống trường thọ chính là sức khỏe. Người xưa thường nói “Ai cũng muốn sống thọ mà không biết cách dinh dưỡng. Ai cũng biết ăn uống quá độ thì ốm đau mà không biết cách giữ miệng”. Xin giới thiệu cùng bạn đọc 4 quy tắc ăn uống để có được sức khỏe tốt nhất và tuổi thọ cao nhất.


Ăn uống lành mạnh để luôn khỏe và sống trường thọ


Ăn ít thịt, nhiều rau:

Ăn thịt, cơ thể hấp thụ nhiều đạm, mỡ, dễ bị huyết áp cao, ung thư đường tiêu hóa như dạ dày… Rau thực sự là những chất giàu dinh dưỡng, có chứa đầy đủ các chất đạm, vitamin cần thiết cho cơ thể, hạn chế sự lão hóa các tế bào so với ăn nhiều thịt động vật.


Ăn ít đường, nhiều trái cây:

Ăn nhiều đường làm tăng nhiệt lượng hấp thụ và đường tổng hợp thành mỡ, gây béo, tăng nguy cơ bị bệnh đ ái tháo đường. Đường nhiều trong cơ thể làm tiêu hao nhiều vitamin. Ăn trái cây để có thêm nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ. Chất xơ tuy không có giá trị dinh dưỡng, nhưng rất cần vì nó giúp đề phòng táo bón, giúp đẩy nhanh các chất thải của sự tiêu hóa thức ăn, đưa các chất độc và cholesterol thừa ra khỏi cơ thể.


Ăn mặn ít, chua nhiều:

Đã có nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm và các cuộc điều tra dịch tễ dinh dưỡng ở thực địa về mối liên quan giữa mức tiêu hao muối ăn với mức độ thường gặp ở bệnh tăng huyết áp. Nên ăn chua nhiều để cân bằng độ acid trong dạ dày.


Ăn ít, nhai kỹ:

Nên ăn ít, lại chia ra nhiều bữa và phải nhai thật kỹ, tục ngữ có câu ăn ít no lâu. Nhai kỹ giúp cho dạ dày bớt làm việc. Dù ngon miệng, cũng không nên ăn quá no sẽ có hại và tăng quá trình lão hóa.

SỐNG KHỎE MẠNH VÀ TRƯỜNG THỌ

SỐNG KHỎE MẠNH VÀ TRƯỜNG THỌ

22:25 Được đăng bởi sam nguyen

SỐNG KHỎE MẠNH VÀ TRƯỜNG THỌ

2
Tâm Diệu
clip_image001Tháng 11 năm 2000, kênh truyền hình ABC Prime Time Live ở Hoa Kỳ đã cử phóng viên Connie Chung đến một ngôi làng nhỏ cách Tokyo khoảng 2 giờ lái xe để làm phóng sự truyền hình về làng Yuzurihara, nơi dân cư ở đây có tỷ lệ người sống khỏe mạnh và có tuổi thọ nhiều nhất thế giới. Số người ở tuổi 80 và 90 nhiều hơn 10 lần so với 99 ngôi làng khác trong một nghiên cứu của LHQ. Từ đó về sau có nhiều toán nghiên cứu khác tới đây khảo sát thêm.
Các nghiên cứu đã tìm ra rằng hầu hết người dân làng Yuzurihara từ trẻ đến già đều có làn da mịn màng, các khớp linh hoạt, mái tóc dày và không có ai đeo kính lão để đọc sách. Nhiều người ở lứa tuổi 80 vẫn làm việc đồng áng. Một số cụ bà ở tuổi 90 của làng không có nếp nhăn hay đốm đồi mồi! Tiến sĩ Toyosuke Komori, vị bác sĩ của thành phố, đã viết năm cuốn sách về Yuzurihara trong các năm 1970 và 1980. Ông cho rằng sự lão hóa chậm của những người này là do một chế độ ăn uống dựa trên nền tảng thực vật mà đa phần là củ dính quyện (starchy root vegetables), như khoai lang tím, khoai tây, …Những thứ này có tác dụng kích thích hàm lượng Hyaluronic Acid trong cơ thể. Ông cũng cho rằng do chế độ ăn giầu chất Hyaluronic Acid chứ không phải do di truyền gen.
Vào năm 2004 nhà báo Bill Sardi đã trở lại làng Yuzurihara với đội ngũ chuyên viên thâu hình và thông dịch viên để nghiên cứu cặn kẽ vì sao dân làng sống thọ. Họ thấy rằng các bữa ăn của dân làng hoàn toàn thiếu vắng thịt các loại, hầu hết là các món ăn được làm ra từ rau củ quả, ngay cả cá cũng rất hiếm thấy. Làng không có trại chăn nuôi súc vật và cũng không có chợ thịt. Các món thường là khoai tây luộc chấm với miso, khoai lang tím, khoai lang đỏ, hạt kê, gạo lứt, mì kiều mạch, củ hành đỏ, củ cải daikon, đậu azuki, bắp, khoai môn, okra, cà chua, dưa chuột (cucumbers) và trái dưa (melons).
Được biết, Hyaluronic Acid là một chất đặc biệt tồn tại tự nhiên trong khắp cơ thể con người. Đây là một trong những chất được nghiên cứu nhiều nhất trong y học ngày nay với hàng ngàn thử nghiệm lâm sàng, chủ yếu trong các lĩnh vực chỉnh hình và phẫu thuật mắt. Một trong những chức năng của Hyaluronic Acid trong cơ thể là giúp cải thiện sự chuyển động của khớp xương qua việc bôi trơn các bộ phận có có chức năng chuyển động, chẳng hạn như các khớp và cơ bắp. Nếu chúng ta so sánh các khớp của cơ thể con người với động cơ ô tô, các dịch khớp trong cơ thể giống như dầu trong động cơ xe hơi. Xe chạy một thời gian lâu, chúng ta phải thay dầu trong động cơ xe, bởi vì nhiệt độ và sự ma sát làm mất dần độ nhớt của dầu. Dầu trở nên lỏng hơn và không còn khả năng bảo vệ các cơ phận máy móc. Hyaluronic Acid cũng có vai trò tương tự đối với các khớp của chúng ta. Khi tuổi càng cao, độ nhớt của các dịch khớp bị giảm tác dụng và trở nên lỏng hơn và không có khả năng đệm cho sụn khớp.
THỰC PHẨM CÓ HYALURONIC ACID
Hyaluronic Acid được sản xuất bởi chính cơ thể chúng ta, tuy nhiên lượng sản xuất sẽ giảm dần theo tiến trình lão hóa của con người. May mắn thay một số thực phẩm có nguồn từ thực vật cũng có chứa Hyaluronic Acid và có thể giúp kích thích sản xuất trong cơ thể của chúng ta, có thể làm giảm tiến trình lão hóa, như làm cho da dẻ mịn màng, trẻ hơn, thị lực tốt hơn và cơ thể khỏe mạnh.
Những thực phẩm này gồm có:
Đậu Nành (Soy): Bao gồm đậu hũ và sữa đậu nành. Đậu nành có chứa nhiều chất phytoestrogen. Chất này giúp cơ thể kích thích sản xuất Hyaluronic Acid.
Rượu Vang Đỏ ( Red Wine): Năm 1997 các nhà nghiên cứu khoa học tại Northwestern University Medical School tìm thấy trong vỏ của loại nho đỏ và trong rượu vang đỏ có chất Resveratrol. Chất này có khả năng kích thích Hyaluronic Acid trong cơ thể. Mỗi ngày uống một ít rượu vang đỏ, ăn một ít nho đỏ hay uống một cốc nước cốt nho (grape juice) làm gia tăng lượng estrogen và sản xuất nhiều hơn Hyaluronic Acid.
Tinh Bột Rễ Củ Rau Quả (Starchy Root Vegetables): Qua các nghiên cứu về tuổi thọ dân làng Yuzurihara cho biết một chế độ ăn uống nhiều rau quả và tinh bột từ củ rễ như khoai lang tím, khoai lang đỏ, khoai tây, khoai môn, củ cải…giúp kích thích sự gia tăng Hyaluronic Acid.
Rễ cái và quả của cây Ngưu Bảng (Arctium lappa): Một nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển ở Baiersdorf AG, thành phố Hamburg, Đức Quốc đã thành công trong việc chiết suất quả có chứa Hyaluronic Acid trong việc chữa trị các vết nám và nhăn trên da của người cao tuổi. Tại Nhật Bản loại rễ này được gọi là gobo (牛蒡 hay ゴボウ). Một món ăn phổ biến của người Nhật gọi là kinpira gobo (ngưu bảng kim bình), bao gồm rễ ngưu bảng và cà rốt thái nhỏ, om với xì dầu, đường, rượu mirin và/hoặc rượu sake, cùng dầu vừng; một món khác là makizushi ngưu bảng (sushi trộn lẫn với rễ ngưu bảng ngâm dấm chứ không phải cá; với rễ ngưu bảng thường được nhuộm màu cam cho giống cà rốt). Trong nửa sau thế kỷ 20, ngưu bảng đã nhận được sự công nhận quốc tế cho việc sử dụng trong ẩm thực của nó do sự phổ biến ngày càng tăng của xu hướng dinh dưỡng ăn chay. Nó cũng chứa một lượng đáng kể chất sơ, khoảng 6 g trên 100 g, canxi, kali và các axít amin và ít calo. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy tinh dầu từ rễ ngưu bảng chứa nhiều các phytosterol và các axít béo (bao gồm cả các EFA chuỗi dài rất hiếm), là các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì da đầu khỏe mạnh và tăng cường sự phát triển tự nhiên của tóc. (http://vi.wikipedia.org/wiki/)
Ngày nay trên thị trường, người ta thấy xuất hiện Hyaluronic acid bán dưới dạng thuốc bổ sung (supplement), tuy nhiên các phản ứng phụ (side effects) không được rõ. Tại Hoa Kỳ hiện có loại thuốc tiêm (chích) hyaluronic acid injection (viscosupplementation) qua ba thương hiệu sản xuất Hyalgan, Synvisc, và Supartz, được giới y khoa Hoa Kỳ áp dụng trên lâm sàng đối với bệnh thoái hóa khớp (osteoarthritis pain), giúp bệnh nhân giảm đau và vận động khớp dễ dàng.
Tâm Diệu biên soạn

Tham chiếu:

-A 2003 study published in the "Journal of Pharmacological and Biophysical Research" indicates that soy milk significantly enhances the production of Hyaluronic acid. Based on this, consuming virtually any soy product as a way to increase levels of Hyaluronic acid would be advisable.
-America's food: what you don't know about what you eat
-Yazurihara, The Village of Long Life, Reveals Its Secrets
-ABC News/Health http://abcnews.go.com/Health/PainArthritis/story?id=4566614
Tags: , ,

Tại Sao Chúng Ta Lễ Lạy? Cách lạy Phật

Tại Sao Chúng Ta Lễ Lạy? Cách lạy Phật

1
1. Sự Tịnh hóa tánh Kiêu mạn
Trước tiên, chúng ta nên biết tại sao ta lễ lạy. Ta không lễ lạy để được người khác yêu quý. Ta không lễ lạy vì Đức Phật. Những ý niệm như thế hoàn toàn sai lầm. Đức Phật không phải là một thần linh của thế giới này. Chúng ta lễ lạy để tịnh hóa mọi tình huống trong quá khứ khi ta không kính trọng người khác, bận tâm với những thỏa mãn riêng tư và bản thân ta làm nhiều hành vi bất thiện.
Sự lễ lạy giúp cho ta nhận thức rằng có điều gì đó còn có ý nghĩa hơn bản thân ta. Theo phương cách này chúng ta tịnh hóa tánh kiêu mạn mà ta từng tích tập trong vô lượng kiếp khi suy nghĩ: “Ta đúng,” “Ta tốt hơn những người khác,” hay “Ta là người quan trọng nhất.” Trải qua vô lượng kiếp chúng ta đã phát triển sự kiêu mạn là nguyên nhân của những hành động của ta và đã tích tập nghiệp là một nguồn mạch của những khổ đau và những vấn đề của ta. Mục đích của sự lễ lạy là để tịnh hóa nghiệp này và chuyển hóa tâm ta. Sự lễ lạy giúp ta nương tựa vào điều gì đó có ý nghĩa hơn sự kiêu mạn và chấp ngã của ta. Theo cách này, nhờ sự tràn trề lòng xác tín và sùng mộ, chúng ta thoát khỏi mọi sự ta từng tích tập do tánh kiêu mạn.

2. Sự Tịnh hóa Thân, Ngữ, và Tâm

Khi chúng ta lễ lạy ta tác động lên bình diện thân, ngữ, và tâm. Kết quả của việc thực hiện những lễ lạy là một sự tịnh hóa hết sức mạnh mẽ và triệt để. Sự thực hành này làm tan biến mọi điều bất tịnh, bất luận chúng thuộc loại nào, bởi chúng hoàn toàn được tích tập qua thân, khẩu, và tâm của chúng ta. Sự lễ lạy tịnh hóa tất cả ba bình diện. Qua phương diện vật lý (thân) của việc lễ lạy chúng ta tịnh hóa thân thể ta. Ta cúng dường thân ta cho Tam Bảo và tất cả chúng sinh, ước mong tất cả những nguyện ước của họ được hoàn thành. Nhờ việc lập lại thần chú quy y và ý nghĩa chúng ta gán cho nó, chúng ta tịnh hóa ngữ của ta. Nhờ sự xác tín nơi Tam Bảo ta phát triển thái độ giác ngộ và lòng sùng mộ. Bởi chúng ta tỉnh giác về những phẩm tính toàn hảo của sự quy y (nương tựa) và cúng dường mọi sự cho nó, những ngăn che trong tâm ta biến mất. Khi thân, ngữ, và tâm ta được tịnh hóa ta nhận thức rằng điều mà lúc đầu ta cho là thân ta thì thực sự là một hiển lộ của sự Giác ngộ, là lòng bi mẫn tích cực. Điều mà lúc đầu ta nghĩ là ngữ của ta thì thực sự là sự biểu lộ của sự Giác ngộ trên bình diện của sự hỉ lạc; tâm ta là bình diện chân lý của sự Giác ngộ. Chúng ta có thể nhận ra thực tại giác ngộ của thân, ngữ, và tâm ta - sự tràn đầy chân lý trí tuệ của chúng mà lúc ban đầu ta không ý thức được. Chúng ta nhận thức rằng thực hành này có thể dẫn dắt ta tới mục tiêu của ta là sự Giác ngộ, bởi ba bình diện biểu lộ trạng thái của một vị Phật xuất hiện tức thì sau khi ba bình diện của sự hiện hữu của ta – thân, ngữ, và tâm – được tịnh hóa. Chúng ta không phải kiếm tìm sự Giác ngộ ở nơi nào khác. Chúng ta không phải săn đuổi bất kỳ sự chứng ngộ viên mãn nào. Ba bình diện của sự Giác ngộ là những phẩm tính bẩm sinh chân thực của thân, ngữ, và tâm của chính ta. Trước đây ta đã không nhận ra điều đó. Sự lễ lạy giúp chúng ta khám phá ra nó.

3. Những Lợi ích Vật lý của việc Lễ lạy

Việc lễ lạy ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự quân bình và hài hòa trong thân thể ta. Những sự tắc nghẽn trong các kinh mạch năng lực của thân thể từ từ tan biến. Điều này giúp cho ta tránh được các bệnh tật, sự thiếu hụt năng lực, và những vấn đề khác. Tâm ta trở nên trong trẻo hơn, khả năng hiểu biết của ta tăng trưởng.
Trạng thái của Tâm trong khi Lễ lạy
Chúng ta nên lễ lạy với sự tràn trề lòng xác tín, hoan hỉ và động lực để làm lợi lạc cho người khác.
1. Sự xác tín
Chúng ta nên có sự xác tín nơi những phẩm tính toàn hảo của Tam Bảo và tin chắc rằng sự ban phước của Tam Bảo có thể giải trừ những ngăn che của tâm ta. Sự ban phước có thể xuất hiện và sự tịnh hóa có hiệu quả khi lòng xác tín của ta nơi thân, ngữ, và tâm gặp gỡ những phẩm tính chuyển hóa của thân giác ngộ, ngữ giác ngộ và tâm giác ngộ – những nguồn mạch của sự quy y. Nếu chúng ta không có sự xác tín và không thể mở lòng ra đối với Tam Bảo thì những sự lễ lạy sẽ chỉ là một trò phô diễn.
2. Động lực làm Lợi lạc Người khác
Khi chúng ta lễ lạy ta nên thấu hiểu rằng những thiện hạnh là suối nguồn hạnh phúc của tất cả chúng sinh. Lễ lạy là một điển hình tốt đẹp của sự thật này. Khi ta thực hành với thân, ngữ và tâm ta, ta cúng dường năng lực của ta cho người khác khi ước muốn nó mang lại cho họ hạnh phúc. Ta nên hoan hỉ về sự thật này và thực hành lễ lạy với sự hỉ lạc.

Trích : "ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA SỰ LỄ LẠY" - Lạt Ma Gendyn Rinpoche – Liên Hoa Việt dịch
Nguồn : http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-81_4-6054_5-50_6-2_17-227_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark


Cách lạy Phật:
Có nhiều cách lạy Phật, DS lạy theo cách của Thầy này, thấy giống cách DS học được.  Các bạn lưu ý khi đặt đầu gối xuống thì không nên đặt 2 cái xuống một lần một cái bụp, như vậy đau đầu gối lắm.  Mình nhẹ nhàng đặt gối phải xuống trước, rồi gối trái.  Khi đứng lên, không nên dùng 2 tay chống để đẩy người lên, như vậy dễ đau vai và cổ (DS đã bị qua).  Mình từ từ rút tay trái về, rồi dùng tay mặt lấy thế đứng lên.  Chỉ dùng tay lấy thế thôi, chứ không dùng tay để đẩy người lên.  Khi đứng lên, mình hít vô, dùng khí để đưa người lên chứ không dùng sức.
Khi 5 vóc sát đất thì DS hít vô niệm A Di, thở ra niệm Đà Phật, 6 lần như vậy mới đứng lên.  Nếu các bạn thấy chậm quá thì niệm 3 lần.  Đừng lạy mau quá, mệt lắm.  Mình làm sao cho ngay khi lạy Phật cũng có an lạc như khi ngồi thiền vậy.  Như vậy mới bền, mới thích mà lạy.  Lạy Phật sao mà thân thể càng lúc càng nhẹ nhàng khỏe khoắn.  Còn lạy mà thấy nặng nề, đau nhức hoài là phải xem mình có lạy đúng cách hay không.
Lạy Phật là cách tốt nhất để phá ngã vì mình đem cái đầu là nơi cao nhất mà đặt xuống đất là nơi thấp nhất:
"Có ngã tội liền sanh"
"Vô ngã là Niết Bàn"
Lạy Phật để bào mòn cái ngã giúp mình khiêm tốn hay nói cách khác là không kiêu mạng như ở trên đã nói.
Chúc các bạn tinh tấn lạy Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật

Khai bút ngày xuân chuyển đổi kiếp nghèo

Khai bút ngày xuân chuyển đổi kiếp nghèo

2

Năm mới chúc quý vị đọc bài pháp khai bút an lạc vui vẻ nhé!!!
Nhìn những bức hình này, chắc chắn các em có một câu chuyện bi thương, không ai biết được, quý vị nhìn tấm hình tự suy nghĩ chính mình đã làm được gì và chưa làm được gì trong cuộc sống?
-Vì sao những em bé này lại rơi vào hoàn cảnh đặc biệt này:
clip_image002
“Một kiếp không tu muôn kiếp khổ
Một đời vô Đạo vạn đời sầu”
Không tu để mất thân rồi
Trầm luân sinh tử, ngàn đời bi ai
Quay về, nương tựa Như Lai
Thoát ra cõi mộng, đêm dài khổ đau (Trí Giải)
Nguyên nhân của sự giàu và nghèo
Bởi vì: Từ khi một em bé sinh lọt lòng mẹ ra đời làm được thân người là chính đã sắp đặt sẵn một thân người do nghiệp lực từ cái nhân kiếp trước quyết định sinh ra cái thân như thế nào, sinh vào nhà giàu hay nghèo do phụ thuộc vào cái nghiệp nhân đã tạo. Sinh ra đời làm được thân người đã khó, giữ được thân người lại càng khó hơn,
Kiếp trước không biết tu hành gieo nhân bố thí, cúng dường. Người giàu sang mang tâm keo kiệt, sống chỉ biết hưởng thụ cho bản thân mình, không nghĩ đến sự đau khổ của những người xung quanh. Cho nên nhân quả báo ứng để cho những người có tâm ích kỷ keo kiệt sinh ra đời thọ quả của sự đói khát như vậy. Sống lang thang không nơi nương tựa, một nắng hai sương, để cảm nhận sự đau khổ ấy
Những hạng phàm nhân sanh ra trong đời này vốn có đầy đủ 12 bất thiện tâm: 8 tham tâm + 2 sân tâm + 2 si tâm; 108 loại tham ái; 1.500 loại phiền não; họ không có duyên lành gặp được bậc Thiện trí, không được lắng nghe, học hỏi chánh pháp của bậc Thiện trí, nên không hiểu biết thế nào là thiện pháp, ác pháp, phước, tội, chánh, tà, v.v... nên không có đức tin nơi nghiệp và quả của nghiệp.
Những hạng phàm nhân nào vốn có tâm si mê cố hữu, thêm vào tâm keo kiệt bỏn xẻn trong của cải, trong sự hiểu biết của mình; nên không muốn đem ban bố cho người khác, chúng sinh khác. Ðó là nguyên nhân không bố thí được mắc quả báo như vậy
clip_image003
Bởi do tâm bị si mê?
Phải chịu đau khổ, ê chề cái thân
Luân hồi, nghiệp báo xoay vần
trả nhân tạo ác, tinh thần đảo điên
Tái sinh chịu khổ muộn phiền
Thân hình ma quỷ, khùng điên kiếp người (Trí Giải)
Người tham thường nghĩ rằng: "Cho hết, lấy gì để dùng!". Bậc trí thường dạy rằng: "Dùng hết, lấy gì để bố thí!", mà không làm phước bố thí, thì do đâu sanh được nhiều của cải. Cũng như, có bao nhiêu hạt giống ăn hết, thì mong gì sanh được nhiều quả khác!
Đức Phật day rằng:
“Sở dĩ ta sống trong cảnh nghèo khổ, cơm không đủ no, áo không đủ ấm, chịu cảnh thiếu thốn kiếp hiện tại này, là vì kiếp trước ta ít tạo phước bố thí. Nay kiếp hiện tại này, nếu ta không hoan hỉ tạo phước bố thí, thì kiếp sau ắt phải chịu khổ hơn kiếp này nữa”
clip_image004
Bệnh tật, đói khát suốt đời
Sát sanh hại vật, mạng thời yểu vong
Dù cho trộm cắp một đồng
Cũng phải trả báo trong vòng tử sinh
Tà dâm phá hại nhân tình
Tái sinh làm kiếp súc sinh cõi đời
Vọng ngôn mục đích hại người
Kiếp sau phải chịu cuộc đời điếc, câm
Uống rượu nguồn gốc lỗi lầm
Men vào quẩn trí, cái tâm điên cuồng (Trí Giải)
Phương pháp tu chuyển đổi số phận, vận mệnh của kiếp nghèo
Vì thế, nếu ai sinh ra cuộc đời bất hạnh, nghèo khổ, bệnh tật, đói khát thì chúng ta hãy theo những tấm gương của người xưa thay đổi số phận, vận mệnh của mình bằng cách quay về bản tâm của mình thức tỉnh tu hành, chỉ có Pháp Phật như là linh dược cứu bệnh nan y. Phương pháp bố thí, cúng dường để chúng ta chuyển đổi số mạng, vận mệnh kiếp nghèo của mình:
clip_image005
Quay về, nương tựa Như Lai
Thoát ra cõi mộng, đêm dài khổ đau
Pháp Phật linh dược nhiệm mầu
Cứu chúng sinh khỏi, ưu sầu thế gian
Pháp môn tám vạn bốn ngàn
Giải thông chơn lý thoát đàng tử sinh (Trí Giải)
-Nhiều người cho rằng sinh ra đói khổ, xin ăn thì làm gì có tiền để bố thí, để cúng dường tạo phước, tư tưởng ấy của những người không muôn thay đổi số phận của mình.  Có  nhiều Phật tử than nghèo, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, của cải vật chất không có, lấy gì để bố thí?
Quí vị nghiệm lại xem, trong đời này có ai nghèo đến nỗi không dư vài ba hột cơm để bố thí cho kiến ăn, hoặc không dư một mảnh vải để băng bó vết thương cho người bị nạn! Chắc chắn ai cũng có những món tối thiểu này. Hoặc không có một xu để giúp người trong lúc hoạn nạn?
Tu không phải đợi có tiền nhiều bố thí cúng chùa mới là làm phước, chúng ta biết thương người, nghĩ đến người, tùy theo khả năng, phương tiện sẵn có của mình mà  giúp đỡ người. Chẳng hạn nhường chỗ ngồi cho người già yếu khi xe chật, phụ giúp người đi đường gánh bưng quá nặng….
Mục đích bố thí là chuyển đổi tâm niệm keo kiệt bỏn sẻn thành tâm bố thí lợi tha, chúng ta chuyển đổi hành động xấu ác thành lương thiện làm lợi  ích cho người vật.
Người nghèo mà sống như thế  thì đâu có kết duyên ác gây oán hận với ai. Ngược lại, chúng ta cứ khư khư ôm ấp tâm niệm xấu xa oán hờn, tranh chấp hơn thua đã khổ lại chồng chất thêm khổ.
Thế nên người Phật tử nghèo hiểu rõ  lý nhân quả, phải khéo tu để chuyển đổi hoàn cảnh nghèo nàn đau khổ của mình, trở thành an vui sung sướng trong hiện tại và mai sau.
-Nếu những ai rơi vào những hoàn cảnh đặc biệt và nghèo nàn đói khát thì hãy học hỏi theo gương xưa đã chứng minh ghi rõ trong Kinh sách, những lời Phật dạy không bao giờ hư ngụy.
Bài học từ câu chuyện “bà lão bán nghèo
Kinh A-xà-thế vương thụ quyết có ghi lại câu chuyện về vua A-xà-thế mời Phật vào cúng cơm chay. Vua cho đốt đèn dầu từ cung vua tới Tịnh Xá Kỳ Hòa nơi Phật ngự.
clip_image006
Trong khi đó có một bà già nghèo khổ ăn xin nhưng thành tâm cúng Phật dốc hết tiền ra chỉ mua được đúng một đĩa đèn. Bà đem vào Tịnh Xá cúng và nguyện rằng:
“Nếu đời sau con được thành đạo như Phật thì xin ngọn đèn này sáng tỏ suốt đêm không tắt”.
Sáng hôm sau khi Tôn giả Mục Kiều Liên lên tắt đèn thì thấy tất cả đèn của vua đã tắt, chỉ riêng đèn của bà lão là vẫn còn sáng và không sao tắt được. Nhân chuyện này Phật dạy rằng:
“Bà già này các kiếp trước đã cúng lễ dâng bái Phật nhiều nhưng không tu hành bố thí nên mới bị nghèo. Sau này bà sẽ thành Phật hiệu là Tu Di Đăng Quang Như Lai”.
Vua nghe thấy thắc mắc tại sao mình cúng bao nhiêu là đèn mà lại không thành chính quả, trong khi bà già cúng duy nhất một ngọn đèn lại được? Ông Kì bà tâu lại rằng:
“Lòng vua không chuyên nhất như bà già kia, vua của nhiều mà lòng ít còn bà già của ít mà lòng nhiều”.
Từ đó, ai đi lễ bái Phật cũng khấn là “Con của ít lòng nhiều” để biểu đạt lòng thành tâm của mình.
Gương thứ hai Bà lão bán nghèo, một hôm Ngài Ca Diếp vào thành Vương Xá khất thực Tôn giả thấy một bà lão ăn mày đau ốm nằm rên rỉ bên vệ đường, Tôn giả đến gần và ân cần thăm hỏi:Này bà lão! tại sao trong lúc đau ốm bà lại nằm giữa đất và chỉ lấy lá che thân? Nơi đất hơi gió mưa sẽ làm cho bệnh của bà nặng thêm, bà không có nhà cửa con cháu gì cả sao?-
-Nếu đã có các thứ như Ngài vừa hỏi thì tôi đâu có nằm rên rỉ ở đây. Ngài có gì cho tôi không? Sao tôi thấy Ngài cũng có vẻ nghèo và mang bát đi xin ăn, tôi chẳng có gì cho Ngài cả. Thế Ngài có phép gì giúp tôi hết bệnh và hết nghèo đói chăng?
-Tôi là một Tỳ kheo đang theo học đạo lý với Phật Thích Ca và đang tu khổ hạnh nên cũng đi xin như bà, nhưng lại đi bán giàu mua nghèo, bà hãy bán nghèo cho tôi để tạo nhiều phước báu giàu sang phú quý.
-Nghèo thì lấy gì để bán? đã ba ngày qua tôi không có chút gì để bỏ vào bụng, sáng sớm hôm nay có người đi đổ nước cơm, tôi hứng được một tý đỉnh, nhưng nước đã có mùi chưa dám uống sợ tháo dạ.
- Thế bà đem nước đó bố thí cho tôi chút đỉnh, gọi là gieo trồng phước đức, hy vọng tương lai gặp may mắn, trở nên giàu có.
Nghe Tôn giả giảng giải, tâm bà đầy hỷ lạc quên cả sự ô uế của thân mình, bà đem mẻ nước cơm dâng cúng cho Tôn giả. Ngài hoan hỷ tiếp nhận, và uống gần cạn mẻ nước cơm. Thấy thế bà lão vô cùng vui mừng, Tôn giả ngỏ lời chúc phúc cho bà rồi lên đường hành hóa.
Vì vậy những ai sinh ra đời nghèo khổ đói khát nên bán cái nghèo của mình, hãy mở rộng cái tâm vị tha..cho dù một xu thì cũng nên học hạnh bố thí cúng dường để tạo cái nhân thiện kiếp sau sẽ thay đổi số phận, vận mệnh kiếp nghèo. Đừng bao giờ nghĩ tôi không có của, bố thí một xu hay hai xua kết quả không thành, nghĩ vậy là sai tinh thần bố thí ba la mật, khi tâm thành, thì kết quả sẽ thành….người làm nông gieo chỉ có một hạt thóc sinh ra một cây lúa biết bao nhiêu hạt thóc.
-Theo tư tưởng đó có một em bé nghèo khổ, tật nguyền xin ăn, khi biết có một tổ chức từ thiện quyên góp để giúp đỡ nạn nhân thiên tai. Từ trong tâm thức, bồ đề tâm đã đánh thức tấm lòng lương thiện của em bé, cho nên em bé tự động bỏ 1 xu vào thùng quyên góp tiền từ thiện để cứu trợ nạn nhân bị thiên tai
clip_image007
Ảnh minh họa
Như vậy nói theo nhân quả, một người khi phát khởi Tâm Bồ đề nghĩ sự đau khổ của tha nhân, tâm không mong cầu một điều gì, thì phước báu chắc chắn vô lượng, như trong một căn phòng tối, chỉ cần một ngọn đèn có thể soi sáng cả căn phòng và thấy tất cả sự vật. Như vậy khi phát khởi hạt giống bồ đề tâm thì sẽ tiêu trừ nghiệp chướng của đời quá khứ…kiếp sau sẽ tái sinh làm người giàu sang phú quý.
Em bé bố thí ở đây có nghĩa là đáp ứng lại vô điều kiện và không lưỡng lự đối với sự cầu xin của bất cứ ai, trên mình hay dưới mình, khổ hơn mình hay sướng hơn mình, cho đến bất kể là loài hữu tình nào đi nữa….
Vì thế Ðức Phật dạy đại chúng:
“Bố thí là một đức tính tốt, phạm vi của nó rất rộng: lấy tiền của giúp đỡ kẻ khác đó là bố thí, đem đạo lý Phật Ðà hướng dẫn mọi người làm thiện ấy là bố thí, hướng dẫn người khác đạt được sự bình an cũng chính là bố thí. Người bố thí có rất nhiều phước báo vì chính họ đã đem đến niềm an vui, sự sung túc cho những kẻ đang thiếu thốn. Tất nhiên, họ cũng hưởng được sự giàu sang và hạnh phúc”.
Bố thí có nghĩa là đem tiền tài vật chất, tinh thần và trí tuệ để giúp đỡ cho người khác. Điều đáng chú ý là, Bố thí phải được xuất phát từ tâm bình đẳng, lòng trắc ẩn và sự chân thành. Như thế, mới thực sự gọi là thực hành việc Bố thí.
Đại Trí Độ Luận chép:
“Khi chúng ta dùng tâm thanh tịnh để thực hành Bố thí, thì không cần cầu danh lợi và phúc báo v.v…Ngược lại, nếu chúng ta đem tâm bất tịnh mà thực hành Bố thí, thì gọi đó là vọng tâm cầu phúc báo, cầu danh lợi”
Tuy nhiên, tùy hỷ hỗ trợ kẻ bố thí phải có trí tuệ, vì giúp đỡ cho người bố thí vì danh lợi cá nhân, lấy lòng quần chúng để thực hiện ý đồ tăm tối nào đó, thì không những không có phước mà còn gây họa là đằng khác.
Bố thí được chia làm hai: Tài thí và Pháp thí
Tài thí: chính là việc giúp đỡ, hoặc ủng hộ người khác bằng vật chất, đặc biệt là những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn về tiền tài vật chất. Tuy nhiên, để phân biệt được người đang gặp hoàn cảnh khó khăn, hoặc đang cần sự giúp đỡ…
Còn pháp thí: là đem những đạo lý, hay chân lý để thuyết giảng cho người khác nghe, khiến cho họ không đi lầm đường, không gây tội lỗi, hoặc thân tâm được an lạc v.v…Trong Đại Trí Độ Luận chép:
“Đem những lời pháp vi diệu (chân lý) của đức Phật để diễn thuyết cho người khác nghe, đó gọi là thực hành Pháp thí”
Đức Phật đã nói: 'Trong hai loại Bố thí này, thì Pháp thí là trên' (Anguttara I). Vì sao? Vì nhiều lý do:
- Phước báo của Tài thí vẫn thuộc cõi Dục giới (Kàmadhatu) còn phước báo của Pháp thí có thể nằm trong ba cõi (Traidhàtuka) hoặc ngoài ba cõi.
- Sự Bố thí tài (tiền của, đồ vật) có giới hạn, còn sự Bố thí Pháp không có giới hạn (apramàna), vì tiền cho lâu rồi cũng hết, còn giáo pháp cho hoài không bao giờ hết.
- Quả báo của Tài thí còn thuộc về hữu lậu, trong khi quả báo của Pháp thí thuộc vô lậu.
- Bố thí tài cần phải đòi hỏi nhhiều sức lực, ra công trong khi bố thí pháp chỉ cần sự thông minh và trí tuệ.
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể gặt hái được những phước báo giống như các hàng Thanh Văn (Sravaka), Bích chi Phật (Pratyekabuddha) hay Bồ Tát (Bodhisattva).
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể dẫn người khác đến con đường giác ngộ (Bodhimarga).
- Ta có thể thực hành Tài thí trong bất cứ thời đại (Kalpa) nào, dù có Phật hay không có Phật ở đời. Ngược lại, trong thời đại không có một đức Phật ra đời ta thực hiện Pháp thí được để làm lợi lạc quần sanh giữ gìn Chánh Pháp điều đó đáng quý. Vì thế Pháp thí hiếm hơn Tài thí.
Ta có thể nêu ra nhiều lý do nữa, nhưng tóm lại bố thí Pháp sẽ gặt hái được nhiều công đức hơn bố thí tài.
Qua những điều phân tích trên chúng ta thấy muốn đổi số phận của kiếp nghèo, thì hãy mở tấm lòng mình ra như ông bà xưa từng nói: “của ít lòng nhiều” đừng đợi lúc giàu sang thực hiện bố thí cúng dường….rủi vô thường đến với chúng ta thì tâm nguyện tu bố thí cúng dường không được thì lỡ một lời hẹn.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, chỉ cần có đủ khẳ năng về tiền bạc vật chất cộng với tấm lòng tương thân tương ái là chúng ta đã có thể thực hiện được việc giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn hoạn nạn - Tài thí.
Tuy nhiên, đây chỉ là đối với những người có lòng nhân ái, vị tha và biết thương người như thể thương thân mà thôi. Còn đối với những kẻ trọng phú khinh bần, một cắc cũng không chịu bỏ ra thì đây quả là một việc làm hết sức khó khăn đối với họ. Chắc chắn kiếp sau họ sẽ trở thành kẻ bần cùng khốn khổ, còn những người mặc dù kiếp này nghèo thật nghèo nhưng họ phát khởi tâm bồ đề để bố thí giúp người với một cái tâm không cầu danh lợi thì kiếp sau họ sẽ trở thành người giàu có, vì thế trong Phật giáo có rất nhiều chuyện người nghèo để bán nghèo. Nếu chúng ta tin Phật thì hãy hành theo lời Phật dạy để chuyển đổi số phận và vận mệnh của mình.
Trí Giải
Tags: , , , , , ,