Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Hà Nội: PHỎNG VẤN TT. THÍCH CHÂN QUANG LÀM SAO ĐỂ THUYẾT GIẢNG HAY

31/05/2012 20:21  |  47 lượt xem
Hà Nội: PHỎNG VẤN TT. THÍCH CHÂN QUANG LÀM SAO ĐỂ THUYẾT GIẢNG HAY Chiều ngày 25/05/2012 (nhằm ngày 05/04/năm Nhâm Thìn), nhân chuyến Hoằng Pháp ở miền Bắc, nhóm Phật tử thanh niên Hà Nội đã đến thăm TT.Thích Chân Quang – Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang tại biệt thự số 2 Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội. Các Phật tử đã có dịp trao đổi và trò chuyện với Thượng tọa xoay quanh chủ đề LÀM SAO ĐỂ THUYẾT GIẢNG HAY. Sau đây là những lời chia sẻ của Thượng tọa (TT) về đề tài trên:
Bảo Huệ: Xin kính chào Thượng Tọa (TT), thưa TT, trong những năm gần đây, TT được biết đến như một vị Giảng sư khá thành công trên con đường hoằng dương chánh Pháp. Con đường hoằng hóa của TT đã kinh qua rất nhiều tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, những bài giảng của TT đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Vậy thưa TT, xin TT cho chúng con được biết làm thế nào để có thể trở thành một người thuyết giảng hay?
TT: Muốn thuyết giảng hay thì ta cần nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là “Duyên phúc”, tức là người có duyên, có phúc từ nhiều đời và cả  đời này. Ví dụ đời xưa ta đã từng kính trọng những bậc Thánh nên đời này ta có phúc; đời xưa ta đã từng gieo duyên lành với chúng sinh nên đời này được chúng sinh yêu mến; đời xưa ta từng giúp đỡ ai học hành nên đời này ta nhanh chóng tiếp thu được đạo lý; đời xưa ta từng ủng hộ các vị Giảng sư nên đời này việc giảng dạy của ta được suôn sẻ; đời xưa ta luôn luôn cố gắng để rũ được nhiều người đi nghe giảng nên đời này tự nhiên Pháp hội của ta được đông…Nghĩa là có rất nhiều yếu tố, nhưng mà theo đạo Phật thì Nhân quả vẫn luôn là cái gốc. Vì vậy một vị Giảng sư suốt cả cuộc đời mình không bao giờ được ngừng việc bồi tạo công đức lành. Từng trong ý nghĩ, từng trong lời nói, từng trong việc làm, cái gì cũng phải ráng làm thành phúc và chính cái phúc này mới có thể tạo thành một người có bản lĩnh thuyết giảng hay.
Bảo Huệ: Dạ, thưa TT, như chúng ta đã biết, xã hội luôn có sự phân hóa rõ rệt, mà trong đó có nhiều tầng lớp khác nhau cùng song song tồn tại, như: trí thức, lao động, bình dân, ca sĩ, nghệ sĩ… Thế nhưng dù đối với bất kỳ tầng lớp nào của xã hội thì những bài Pháp thoại vẫn luôn mang đến hiệu quả rõ rệt, dù ít - dù nhiều, người nghe qua đó tìm được sự đồng cảm và dễ dàng được cảm hóa. Vậy theo TT, thế nào là một bài giảng mà nhiều tầng lớp người nghe đều thích?
TT: Xã hội chia ra nhiều tầng lớp, nhưng nếu nói trên mức độ nhận thức thì ta tạm chia thành 2 hạng người, hạng bình dân và hạng trí thức. Một bài giảng để mà được mọi người chấp nhận thì ta gọi nó là bài giảng có vực phổ biến rộng. Trong một hội chúng thì thường thành phần của đối tượng nghe có thể bị bó hẹp. Nhưng khi bài đó được ghi âm, được phổ biến thành đĩa, thì ta không thể hình dung được người nào sẽ nghe, sẽ có những người cực kỳ trí thức nghe, hoặc là sẽ có những người cực kỳ bình dân nghe. Nếu bài giảng đó đi vào trong xã hội, sau buổi giảng chính mà được nhiều người chấp nhận thì ta xem đó là bài giảng có vực phổ biến rộng. Nhưng để đạt được tính chất đó, đạt được đặc điểm đó thì ta phải đáp ứng cả 2 hạng người. Ví dụ như người trí thức yêu cầu là phải có những điều mới lạ, độc đáo mà chính họ cũng chưa ngờ được, tức là nói những điều mà chính những người trí thức cũng chưa biết, làm cho họ thích thú và dĩ nhiên là phải hợp lý. Còn đối với người bình dân thì phải làm cho họ dễ hiểu.
Như vậy, một người Giảng sư mà muốn cho bài giảng của mình có vực phổ biến rộng thì phải vừa dễ hiểu với người bình dân, vừa mới lạ đối với người trí thức. Vừa dễ hiểu mà vừa mới lạ thì làm thành một bài giảng có vực phổ biến rộng. Nhưng có khi nó mới lạ với người tri thức mà cực kỳ khó hiểu đối với người bình dân, cũng có khi dễ hiểu đối với người bình dân thì rất nhàm chán với người tri thức. Hai cái đó mâu thuẩn nhau thì người thuyết giảng phải dung hòa, phải đạt được cả hai: vẫn là dễ hiểu với người bình dân và vẫn là mới lạ với người tri thức. Đây là điều khó nhưng một vị Giảng sư phải ráng làm cho được.
Bảo Huệ: Thưa TT, ngày nay, hằng tháng hằng tuần ở các ngôi chùa thường xuyên tổ chức những Pháp hội. Những Pháp hội này được mở ra với mục đích giáo hóa con người, nhắc nhở mọi người sống tốt đời đẹp đạo. Tuy nhiên không phải Pháp hội nào cũng có được sự thành công như mong muốn, không phải bài giảng nào cũng làm cho người ta thấy thú vị, yêu thích và xúc động. Cũng có những bài giảng làm người ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Vậy theo TT, tại sao có những bài giảng làm cho người ta mệt mỏi chán nản như vậy?
TT: Thường thì có ba yếu tố chính làm cho người nghe cảm thấy mệt mỏi, chán nản:
- Yếu tố thứ nhất là thời gian:
Người giảng nói dài quá, vượt hơn khả năng ngồi nghe của khán giả, của thính chúng. Ví dụ trong buổi lễ, quy định thời gian của một bài Pháp thoại chỉ 30 phút - 45 phút hay 1 tiếng, nhưng mà người Giảng sư giảng thành một tiếng, tiếng rưỡi, hai tiếng thì quá sức chịu đựng của người nghe. Thường người ta ngồi yên lặng một chỗ, không nhúc nhích, ráng lịch sự để nghe là một điều rất khó khăn. Con người lúc nào cũng thích nhúc nhích, hiếu động, cử động cơ thể, vì cơ thể nó đòi hỏi như vậy, để cho máu huyết lưu thông, không ai ngồi nghe chăm chú mãi được. Cho nên “Thời gian dài” là một điều hết sức bất lợi của một bài giảng.
Người Giảng sư phải khôn ngoan là biết chương trình lúc đó, đối tượng thính chúng lúc đó và ấn định cho mình thời gian, nên khi nói phải thường xuyên nhìn đồng hồ để biết mình giảng được bao lâu và chuẩn bị để kết thúc hợp lý.
- Yếu tố thứ hai là nội dung bài giảng phải có những ý tưởng đặc sắc, độc đáo, phong phú, mới lạ, sâu sắc mà ta gọi là hay. Cái chữ “hay” thì bao hàm nhiều nghĩa lắm, ta không có nói hết được, nhưng mà quan trọng là phải có một nội dung được chuẩn bị tốt trước đó. Nếu người đi giảng chỉ ỷ vào tài ứng khẩu của mình, cứ ai mời mà ỷ là mình ứng khẩu giỏi, nên tự nhiên leo lên bục giảng để nói thì chắc chắn sẽ nói đi nói lại những điều đã nói. Nếu trong lúc đó bất ngờ có một vài phát kiến thì cũng rất ít, bài giảng không bao giờ đặc sắc được.
Cho nên, nếu bài giảng được chuẩn bị, có thời gian để người giảng nghiên cứu đề tài, viết dàn ý thì người này sẽ có thời gian để phát hiện ra những điều mới lạ. Và chính trong khi giảng, cảm hứng của bài giảng cũng làm cho người Giảng sư ngay lúc đó phát hiện những điều mới, nhưng bảo đảm nhất là những điều phát kiến mới, dàn bài, nội dung đã được chuẩn bị trước, vẫn yên tâm hơn, nó giúp cho bài giảng hay hơn, đỡ nhàm chán hơn. Do đó yếu tố làm người ta dễ mệt mỏi, chán nản chính là nội dung rỗng, không có gì, nhàm chán, nói những điều ai cũng biết cả.
- Yếu tố thứ ba là sử dụng ngôn từ khó hiểu. Khi nghe một bài giảng mà không hiểu thì từ từ người nghe sẽ rơi vào trạng thái mê mờ rồi buồn ngủ ngay, làm cho cơ thể mệt mỏi, chán nản. Vậy nên từng câu từng chữ phải làm sao rất dễ hiểu đối với người nghe. Tuy nhiên còn tùy đối tượng người nghe nữa. Trước mắt, dù người nghe là những người uyên thâm Phật học đến cỡ nào hay họ là người không uyên thâm mà chỉ là những người sống bình thường thì ta vẫn phải có ngôn từ hết sức thích hợp. Hơn nữa nếu một Giảng sư có dự định ghi âm bài giảng của mình để phổ biến thì ngôn ngữ còn phải hết sức xã hội hóa, phải làm sao để tất cả quần chúng hiểu được. Còn quý thầy mình hay bị một nhược điểm là sau nhiều năm học trong các trường Phật học, ngôn ngữ chuyên môn của Phật học đã trở thành ngôn ngữ đời thường của quý thầy. Quý thầy cảm thấy rất gần gũi và dễ hiểu đối với những ngôn ngữ đó, nhưng đối với những Phật tử thì hoàn toàn rất xa lạ, bài giảng Phật tử nghe không hiểu. Chính vì ngôn từ khó hiểu, họ nghe một lát thì buồn ngủ, mệt mỏi và chán nản.
Tóm lại, có 3 điều làm cho người nghe giảng trở nên mệt mỏi chán nản, đó là giảng quá thời gian, thứ hai là nội dung không có gì đặc biệt và thứ ba là ngôn từ khó hiểu. Một vị Giảng sư phải tránh ba lỗi này.
Bảo Huệ: Thưa Thầy, bên cạnh những yếu tố trên thì ngôn ngữ cử chỉ có đóng vai trò gì quan trọng lắm không?
TT: Ngôn ngữ cử chỉ có tính phụ trợ, ngày xưa khi Đức Phật thuyết Pháp, chính Ngài cũng có cử chỉ của cánh tay. Và ngày nay, trong một số bức họa hoặc là những bức điêu khắc trên tường, ta còn ghi lại được cảnh Đức Phật đưa tay lên để làm cử chỉ minh họa thêm cho lời nói của mình. Bây giờ một nhà thuyết giảng cũng phải như vậy. Tuy nhiên là các nhà tu hành trong đạo Phật, ta không thể có những cử chỉ vung vít quá trớn, nó làm mất oai nghi, nên cử động của cánh tay phải vừa chừng và việc tay cầm micro là một cách để kiềm chế bớt. Micro định hướng cho âm thanh không bị tạp âm và nó cũng kiềm chế bớt một tay, ta chỉ còn một tay, nhẹ nhàng để minh họa thêm, cũng là một cái hay nhưng mà phải khéo. Hễ tâm ta tỉnh thì các cử chỉ đó ta có thể kiềm chế được.
Bảo Huệ: Vâng, thưa Thầy, như Thầy đã nói, một buổi pháp thoại thành công, một bài giảng thú vị, sâu sắc, ý nghĩa lôi cuốn thính chúng thì do nhiều yếu tố tạo thành như: thời gian hợp lý, ngôn từ dễ hiểu, ý tưởng và nội dung bài giảng phong phú đặc sắc. Vậy theo Thầy thì làm sao để có thể xây dựng được những ý tưởng đặc sắc cho một bài Pháp thoại?
TT: Nhiều người cứ lầm, tưởng là mình học nhiều đạo lý rồi có thể nói lại hay, hoàn toàn không. Dù ta có học cho hay rồi nói lại thì những điều đó, người Phật tử họ đọc sách, họ cũng biết rồi. Và khi ta nói lại cho đúng với sách thì lại cũng rất khó hiểu. Vì vậy:
Thứ nhất, người giảng phải đi qua giai đoạn tu hành. Chính mình phải tu sửa rất là nhiều. Tu sửa trong đạo Phật chính là sửa những lỗi lầm và đồng thời có một công phu thuộc về tâm linh, đó là đi vào thiền định, nghĩa là vừa sửa lỗi lầm trong cuộc sống, vừa có công phu thiền định, nó tạo thành một uy lực, một đạo lực ngấm ngầm ở bên trong và nó sẽ tạo nên sức hút cho bài giảng. Như vậy từ nơi đạo lực tu hành, làm nên ý tưởng bài giảng.
Thứ hai, người Giảng sư cần phải có kiến thức uyên bác, biết ít quá mà nói thì bài giảng cũng không hay, không thú vị. Kiến thức đó vừa là kiến thức của đạo lý trong nội điển, trong kinh điển nhà Phật, vừa là kiến thức xã hội. Kiến thức xã hội có cái lợi là nó gắn liền với cuộc sống của mọi người và con người ta khi nghe thì thường quan tâm đến những điều có liên quan trực tiếp đến đời sống thực tế. Nói đạo lý dù hay gì thì hay mà nếu không dính líu  hết đến cuộc sống thực tế thì vẫn làm cho người nghe thờ ơ.
Thế nên, một bài giảng hay và có nội dung thì yếu tố quyết định là vừa do sức tu của người thuyết giảng, vừa do kiến thức uyên bác của cả nội điển trong đạo Phật, của cả ngoại điển nơi xã hội và thế giới. Cái hay của người giảng là luôn luôn đối chiếu được đạo lý và cuộc sống thực, không bao giờ để tách rời. Và vì đối chiếu được đạo lý với cuộc sống thực, nên người nghe bị cuốn hút, bởi cuộc sống thực của họ như thế và Đạo Phật lý giải được hết,  khiến họ thích.
Bảo Huệ: Thưa TT, TT đã đi nhiều nơi, thuyết giảng nhiều chủ đề khác nhau. Vậy sau những lần hoằng hóa đó, TT có nhận xét gì về khả năng cũng như sự quan tâm của thính chúng, theo TT, người nghe quan tâm đến điều gì nhất?
TT: Những người làm Báo, những người Diễn giảng cũng đã đi tìm câu trả lời đó, là người nghe quan tâm điều gì? người đọc quan tâm điều gì để họ thỏa mãn? Có nhiều người cho rằng, những chuyện gì gợi lên sự tò mò thì sẽ làm người ta quan tâm, nhưng nếu chuyện tò mò đó chỉ là chuyện đời tư của một nghệ sĩ, ca sĩ hay chuyện giật gân thì đó là dạng của Báo lá cải, nó không có tính giáo dục, mà chuyện tò mò thì nghe mãi cũng chán.
Thường mới ban đầu người ta nghe chuyện tò mò. Nghe được chừng 6 tháng đến 1 năm, nhưng đến chừng 2 năm rồi, người ta phát hiện ra chuyện tò mò, chuyện lạ, chuyện giật gân đó không đưa đến tính giáo dục, không lợi lộc gì cả nên người ta chán rất nhanh.
Vậy điều mà người cần nghe là những bài giảng có thực sự giúp thay đổi cuộc sống người ta tốt hơn hay không, đây mới là điều quan trọng. Nghĩa là nếu thực hành theo bài giảng đó, cuộc đời người ta sẽ chuyển biến tốt hơn, đạo đức người ta tăng hơn, phúc người ta nhiều hơn, rồi người ta sẽ may mắn hơn, thành công hơn, thậm chí người ta sẽ chứng được những đạo quả cao siêu. Và những điều mà ta vừa nói như vậy chính là sự hứa hẹn.
Từ xưa đến nay, tất cả các Tôn giáo, kể cả những nhà chính trị, nhà làm kinh tế đều hứa hẹn khi nói, nhưng khác nhau thế này, có những người có thể để lại ảnh hưởng lâu dài cho công chúng chính là vì lời hứa của họ chân thật, nó không phải những lời hứa suông để được lòng nhất thời, mà nó là lời hứa chân thật. Nghĩa là người nghe được đạo lý, nghe được chân lý mà khi họ ứng dụng thì có kết quả. Vô hình chung người giảng đúng là đã cho người nghe một đạo lý, một chân lý và cũng cho người nghe một sự hứa hẹn tốt lành ở tương lai. Lời hứa hẹn đó dựa đúng vào đạo lý chân thật, nên khi người ta áp dụng thì có kết quả. Điều đó là điều mọi người quan tâm, mọi người chú ý và mọi người cảm động.
Bảo Huệ: Vâng thưa Thầy, để có thể có một Pháp hội thành công, một bài giảng để lại nhiều suy nghĩ và lợi ích cho thính chúng thì ngoài những yếu tố như ý tưởng đặc sắc, ngôn từ gần gũi, thời gian hợp lý thì cần xây dựng những tính chất thú vị. Vậy thưa Thầy, làm sao để có thể có được tính chất thú vị cho bài giảng?
TT: Khi nói về đạo lý, “lý” tức là lý luận, mà lý luận thì trừu tượng và cái trừu tượng đó làm tâm người nghe bắt đầu có cái mơ hồ. Từ mơ hồ tới mơ màng, tới buồn ngủ rất là gần. Vì vậy người ta phải cụ thể hóa những lý luận trừu tượng đó bằng những ví dụ sống động và bằng các câu chuyện kể.
Thứ nhất, cái ví dụ thường thì là những câu chuyện không có thật, mà do người giảng đặt ra. Giả sử có một người đến gặp Thầy, người đó nói câu này… thì Thầy sẽ trả lời câu kia…”, đó là một dạng ví dụ giả định, nhưng cũng làm rõ lên cái lý luận.
Thứ hai nữa là câu chuyện kể, nó cũng có hai dạng, một là chuyện kể có thật, từ những dữ liệu có thật và sức thuyết phục của nó rất là cao, nhưng không phải lúc nào cũng có quá nhiều chuyện thật để cho ta minh họa. Đôi khi các Giảng sư cũng bị thiếu nguồn chuyện kể, nên phải dùng đến những câu chuyện có tính cách ngụ ngôn. Ngụ ngôn là những câu chuyện không có thật nhưng cũng có kịch bản, nó dài dòng, rắc rối, hấp dẫn. Tuy chỉ là ngụ ngôn, khi nghe thì ai cũng biết đó là chuyện giả, nhưng mà rất thú vị vì nó cũng minh họa được cho đạo lý, ví dụ như La – Phông – Ten có bài con thỏ, con chồn, con rùa…, chẳng bao giờ có chuyện con rùa chạy đua với con thỏ cả, nhưng ông đã dựng lên câu chuyện như vậy và nó cũng trở thành một đạo lý giáo dục cho con người.
Như vậy để minh họa những lý luận trừu tượng, ta có những ví dụ, có những chuyện kể. Chuyện kể có hai dạng, đó là chuyện có thật và chuyện ngụ ngôn. Song song theo đó có một loại chuyện cực kỳ thú vị, đó là chuyện khôi hài mà trên thế giới người ta sưu tầm, người ta sáng tạo đủ hết. Có chuyện hài có thật nhưng có đến 99% chuyện khôi hài là chuyện bịa. Tuy nhiên nghe rất thú vị và phì cười, khiến buổi giảng sống động hơn.
Bảo Huệ: Thưa Thầy, để làm cho người nghe tiếp nhận được những đạo lý qua các bài giảng và thật sự nhập tâm với bài giảng thì cách dẫn dắt một bài giảng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy xin Thầy chia sẻ cho chúng con về cách dẫn dắt người nghe đi từ đầu bài giảng đến cuối bài giảng như thế nào là hợp lý?
TT: Cái quan trọng của một bài giảng là tính logic cao, là sự hợp lý từ đầu đến cuối, nó như một cộng một là hai; hai cộng hai là bốn; bốn cộng hai là sáu; sáu cộng một là bảy; bảy cộng ba thành mười. Điều này có nghĩa nó là một logic chặt chẽ, không có một điểm hở, từ đầu đến cuối bài giảng. Chính vì chặt chẽ như vậy nên tâm người nghe luôn luôn bị dính vào đó, không bị điểm hở, mà nếu có điểm hở thì ta gọi đó là sự kết luận vội vàng.
Hiện nay, có nhiều trường dạy môn Logic Học. Mục tiêu của môn Logic Học là giúp cho con người không kết luận vội vàng một vấn đề, mà trước khi kết luận một vấn đề gì, người ta phải đi qua rất nhiều những chứng minh, đối chiếu, trải nghiệm, so sánh, dẫn chứng, v.v… và hết sức thuyết phục. Đó gọi là sự logic.
Một bài giảng cũng vậy, phải có được tính logic rất là cao. Ví dụ trước khi nói “Ông này thông minh là bởi ông hay làm những phúc này… phúc này….” thì đó mới là sự kết luận thôi chứ chưa phải logic. Logic là ta phải chứng minh. Nhân quả rất khó chứng minh nhưng ta vẫn tìm cách chứng minh sâu hơn, vừa có niềm tin vào tôn giáo, niềm tin vào Đức Phật, vừa phải có sự dẫn chứng, có sự lý luận… để xây dựng tính logic rất cao cho mỗi đạo lý ta đưa ra.
Thế nên khi đưa ra một đạo lý, ta không bao giờ được kết luận vội vàng. Ví dụ như ta nói “Nếu anh tụng câu thần chú này thì anh sẽ giàu sang” – cái đó gọi là một kết luận, mà kết luận đôi khi vội vàng nếu ta chưa có dẫn chứng kỹ. Bây giờ ta phải chứng minh là tại sao câu thần chú này lại giúp cho người đó kinh doanh thành công (Phải có chứng minh chứ không có nói áp đặt, vì áp đặt là thiếu logic). Ta không biết là có câu thần chú nào mà tụng xong thì làm cho người ta giàu lên hay không; ta không biết là có cách nào mà chỉ tụng niệm mà làm cho khi người ta chết, người ta được sinh về cõi lành.
Ta không biết! nhưng nếu như ai muốn nói điều đó thì phải chứng minh tính logic rất là cao. Và chính vì ta chứng minh được, mọi người đều thấy hợp lý thì đó sẽ là bài giảng hay. Còn nếu như ta áp đặt vội vàng, ta kết luận vội, không chóng thì chày, mọi người sẽ quay lưng với ta và bài giảng được xem là không giá trị, những người trí thức không bị thuyết phục. Nếu Giảng sư nào mà đã từng học giỏi toán từ nhỏ thì dễ tạo nên một bài giảng logic hơn, chặt chẽ hơn. Do đó, chúng ta đừng nghĩ người làm công việc văn hóa là lơ là với toán học, mà thật ra chính những người làm công việc văn hóa phải là những người giỏi toán thì công việc văn hóa của mình mới chặt chẽ được.
Bảo Huệ: Thưa Thầy, như đã nói, trước sự phân chia nhiều tầng lớp xã hội, trước nhu cầu khát khao tìm hiểu những giá trị chân thực nơi cuộc sống luôn biến động hôm nay, một người Giảng sư phải làm sao để chọn được những đề tài giảng mới mẻ mãi?
TT: Cái vất vả của một Giảng sư là tìm đề tài. Khi nhận được một lời mời, có khi là người mời đã gợi ý đề tài, ví dụ “Thưa thầy, hôm nay, ở đây chúng tôi có vấn đề cần quan tâm, nhờ thầy triển khai giùm”. Như vậy họ đã gợi ý đề tài, người Giảng sư không cần phải chọn lựa. Nhưng có khi người ta chỉ thích nghe giảng mà chẳng cần biết là đề tài gì, cứ nói “Thầy thích gì đó thì cứ giảng”. Trường hợp này người Giảng sư buộc phải tự chọn đề tài. Và việc chọn đề tài của Giảng sư là một vấn đề cực kỳ khó. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì những người Giảng sư mới, trong 3 năm đầu không cần phải tạo ra đề tài mới mà giảng lại những bài giảng cũ của các bậc tiền bối đi trước.
Ví dụ ta thấy vị tiền bối giảng đề tài đó hay thì ta khi đi giảng cũng giảng lại bài đó nhưng phải nói rõ ràng là “Hôm nay ta giảng lại bài đó, của vị đó”. Như ca sĩ, khi họ đi hát, họ đâu có hát nhạc của họ, họ hát nhạc của các nhạc sĩ khác. Khi lên sân khấu, họ cũng nói rõ là hôm nay hát bài nào, của ai…Lúc đó, người ca sĩ hát thành công thì họ vẫn là người ca sĩ rất thành công, vẫn là ngôi sao, catse cao mà được công chúng ủng hộ. Giảng sư cũng vậy, vẫn cứ có quyền giảng bài giảng của một bậc tiền bối đi trước, nhưng khi ta giảng lại thì nội dung không bao giờ giống y hệt, sẽ có thêm cái gọi là phong cách, biến tấu, sắc thái, sáng tạo riêng của mình. Điều đặc biệt, những vị tiền bối đi trước đã giảng rồi, đôi khi trong bài giảng có điểm hở, mà ta giảng lại sau, ta có cơ hội để lấp đầy những khuyết điểm đó giùm cho các Ngài mà cũng là bày tỏ được bản lĩnh của mình.
Thế nên từ 3 – 5 năm đầu thì không cần phải chọn những đề tài mới. Cứ đi tìm những đề tài của những bậc tiền bối mà giảng, điều đó cũng bày tỏ lòng kính trọng của ta đối với các bậc tiền bối. Và qua 3 năm, 5 năm, khi phúc đã đủ rồi thì bỗng nhiên ta sẽ có những đề tài mới tự mình tạo nên được. Đó là nhân quả, như cái đà vậy đó, khi chúng ta nương theo sức của người xưa, đến lúc nào đó mình có thể cất cánh bay một mình được.
Bảo Huệ: Thưa Thầy, để có thể trở thành một người Giảng sư tốt; một người có thể hoằng truyền chánh Pháp và đạo lý giữa cuộc đời; một người có thể cảm hóa được bao nhiêu người khác thì nhất thiết phải có những yếu tố gì, hay nói cách khác, đạo đức chính của một Giảng sư là gì?
TT: Nói đạo đức thì nó mông lung. Đạo đức của con người, đạo đức của một Tu sĩ, đạo đức của một Cán bộ, đạo đức của một Kỹ sư, một Bác sĩ … rất nhiều. Mỗi người có một khía cạnh, cái chung, cái riêng, nhưng riêng một vị Giảng sư thì cần có đạo đức như thế này:
Thứ nhất là phải thật lòng mong có người giảng hay hơn mình. Điều này rất là lạ, người ta nói “Con chim ghét nhau vì tiếng gáy” hay “Người ca sĩ chẳng bao giờ ưa nhau”… nhưng mà người Giảng sư là giảng đạo đức và là đạo đức giác ngộ của Phật, nên cần phải có đạo đức vượt hơn người thường. Trong thẳm sâu lòng mình, thật sự mong có người giảng hay hơn để cho chúng sinh được lợi ích. Ví dụ chúng ta giảng tốt rồi đó, nhưng cái tốt vẫn chưa bao giờ là hoàn hảo, phải có người làm tốt hơn nữa, mà đó là điều phải thật lòng. Điều đó giúp cho ta lúc nào cũng chờ đợi và sẵn sàng cho việc đến một lúc nào đó khi tuổi ta đã cao, chợt có người trẻ tuổi hơn nổi lên và rất thành công thì ta hết sức vui mừng. Có khi người đó là đệ tử của mình, có khi người đó chẳng dính líu gì tới mình cả, nhưng người đó đứng lên, làm được việc cho Phật pháp thì ta hết sức vui mừng và ủng hộ. Lúc đó ta cảm thấy mình có thể lui về để nhường lại cho lớp trẻ về sau. Đó là đạo đức thứ nhất, không bao giờ có cái độc quyền, độc tôn, độc đoán…
- Cái đạo đức thứ hai là phải thật lòng mong mọi người có đạo lý để tu hành cho chuẩn xác. Vì vậy khi giảng ta phải vì người mà giảng chứ không phải vì ta mà giảng. Và một người Giảng sư, khi đứng trên Pháp tòa mà trong lòng có cái muốn thầm kín là mong cho mình được mọi người yêu quý, mong cho bài giảng thành công để mình có giá trị, có danh tiếng thì đó là vì mình mà giảng. Đây là điều phi đạo đức, nhưng mà nó rất thầm kín, nếu  không diệt trừ được thì ta là người không có đạo đức của một Giảng sư.
Cho nên khi ngồi trên bục giảng, người Giảng sư phải thật lòng mong người nghe có được đạo lý tốt để tu hành, chứ không phải vì mình để mình được danh tiếng gì cả. Đây là cái tâm rất là vi tế mà người Giảng sư phải tự kiểm soát lấy cho mình.
- Và cái thứ ba rất rõ ràng, đó là phải diệt trừ hết tâm háo danh, hơn thua trong lòng mình, vì khi một người đứng trên bục giảng cũng giống như người của công chúng. Danh tiếng cũng là một trong những cái quyến rũ, một ma lực đối với con người, ai cũng thèm khát được tiếng tăm, được nhiều người biết đến, được nhiều người quý trọng. Những thứ đó là ma lực hấp dẫn và khi thích điều đó là ta phạm sai lầm ngay. Thế nên, trong thẳm sâu của tâm hồn, một người Giảng sư phải hết sức cảnh giác, diệt trừ tâm háo danh của mình. Ta làm việc chỉ vì người, vì đạo mà thôi.
Bảo Huệ: Vâng, thưa Thầy, theo như Thầy đã dạy, muốn thuyết giảng hay thì cần có nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là duyên phúc, vậy duyên phúc căn bản của một Giảng sư là gì?
TT: Ta vừa nói đến duyên phúc căn bản, ở đây là duyên phúc căn bản của một Giảng sư. Nhân quả để làm một Giảng sư thì nhiều nhưng mà có một yếu tố thế này, khi một người mà trong đạo Phật gọi là lợi khẩu (Người đó nói năng hay, khéo léo), có nghĩa là vùng não về ngôn ngữ, vùng não phán đoán, sáng tạo, vùng não kết nối logic hoạt động đều và đồng bộ. Tuy nhiên để cho những vùng não đó phát triển được thì phải có một sự kích ứng. Để có thể kích ứng được vùng não ăn nói phát triển thì điều rất lạ là nó xuất phát từ lao động chân tay.
Thế nên, người nào đã dùng việc lao động chân tay của mình để phục vụ cho những bậc Thánh Tăng, phục vụ cho các Chúng Tăng, phục vụ cho Đại chúng thì sau này vùng não ăn nói của người đó được kích ứng phát triển. Người đó bắt đầu ăn nói lưu loát, điều đó rất là lạ. Thường người ta vẫn tưởng học nhiều thì ăn hay nói giỏi. Không, chính những người họ âm thầm lao động, công quả vậy mà sau này lại ăn hay nói giỏi, mặc dù có thể nói mộc mạc, chất phác, nhưng mà nói lưu loát và người ta vẫn thích. Còn người chỉ học mà lười nhác, không chịu làm công việc chân tay để phục vụ Đại chúng, sau này có ăn nói văn vẻ, người ta vẫn nghe chán chán và nói không thuyết phục.
Nếu người nào được cả hai, vừa có trình độ văn hóa, vừa có công đức là lao động chân tay để phục vụ Đại chúng thì sau này được cái phúc ăn nói thuyết phục, nghe có vẻ trí thức,sang sang. Cho nên, một Giảng sư đừng bao giờ quên việc lao động chân tay, công quả, phục vụ Đại chúng.
Bảo Huệ: Thưa Thầy, trước khi trở thành một Giảng sư thì Thầy cũng đã trải qua một quá trình tu hành, học tập và thực tập giảng dạy, Thầy có thể chia sẻ một chút về việc thực tập giảng dạy của mình được không ạ?
TT: Thông thường, khi thuyết giảng, một mình ta nói rất là lâu, giống như độc thoại. Để có thể nói rất là lâu như vậy thì ta phải tập nói ngắn trước, mà  có thể nói ngắn được thì ta phải tập đàm đạo. Làm sao có những cơ hội đến thăm mọi người và để tập đàm đạo về đạo lý.
Ví dụ ta đến thăm một gia chủ hoặc khi gia chủ đó đến chùa, ta mời ngồi nói chuyện về đạo lý, tức là người đó hỏi, ta đáp hoặc đôi khi ta hỏi, gợi ý lại để lắng nghe người đó nói quan điểm của mình và ta giải thích lại. Đó là những câu nói ngắn và được gợi ý của người hỏi thì là ta đang tập nói ngắn. Những thời đàm đạo như vậy mà thành công, đó là bước đầu thành công để sau này ta thuyết giảng, ta nói một mình, nói dài mà vẫn thành công. Còn nếu việc đàm đạo, nói ngắn, hỏi qua đáp lại vẫn chưa hay, chưa thuyết phục, chưa hấp dẫn thì ta chớ nên lên bục giảng nói một bài giảng dài, liên tục.
Cái thực tập căn bản của một vị Giảng sư chính là thực tập đàm đạo trước. Ví dụ ta gặp riêng hay gặp ít người để nói chuyện đạo lý thì nói ngắn và nhớ  phải kiềm chế, chớ bắt người ta ngồi đó mà nghe mình hỏi qua đáp lại hoài, sẽ rất là mệt. Ta cũng phải canh giờ để cho họ nghỉ ngơi. Cốt yếu hôm nay ta tập một ít, mai ta tập một ít, dần dần sẽ tăng khả năng thuyết giảng lên. Và đàm đạo vẫn là cái căn bản ban đầu cho một người Giảng sư thực hành việc thuyết giảng.
Tuy nhiên vì môi trường của việc đàm đạo ít người, nó khác môi trường diễn giảng đông người, do đó ta phải giữ bản lĩnh của người Giảng sư, đó là nhiều khi gặp đông người, nhiều khi gặp chỉ một người, gặp nơi chỗ riêng vắng vẻ và thậm chí có khi đó là người khác phái thì bản lĩnh của ta là gì?
- Là khi đàm đạo đạo lý, ta phải giữ lòng mình rất là chuẩn mực chỉ là đạo lý. Người nghe cảm thấy miệng mình nói đạo lý và cả con người mình toát lên đạo lý đàng hoàng chứ không có dấu hiệu của một cái gì lả lơi không đứng đắn. Miệng nói đạo lý, thân sống đạo lý và khiến cho người nói chuyện với ta cảm nhận được điều này rõ ràng. Sau này, khi ta đứng trên bục giảng, thì nó thành cái khối từ thân đến tâm toát ra đạo lý như vậy.
Bảo Huệ: Vâng, xin cảm ơn Thượng tọa về sự chia sẻ rất bổ ích ngày hôm nay. Xin kính chúc TT mạnh khỏe, thân tâm luôn an lạc và sẽ tiến xa hơn nữa trên con đường hoằng truyền chánh Pháp, làm lợi lạc quần sinh./.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa cho đề tài LÀM SAO ĐỂ THUYẾT GIẢNG HAY do TT.Thích Chân Quang – Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của mình, nhân dịp trao đổi đàm đạo với nhóm Phật tử thanh niên Hà Nội:
Quang cảnh đàm đạo ít người. Và đàm đạo vẫn là cái căn bản ban đầu cho một người Giảng sư thực hành việc thuyết giảng.








Có những Pháp hội rất đông người mà vẫn giữ được sự trang nghiêm và thu hút sự lắng nghe của thính chúng.







Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Vì Sao Ăn Chay

Vì Sao Ăn Chay

posted May 21, 2012 12:36 AM by Khoa Pham   [ updated May 21, 2012 1:07 AM ]
Ăn chay ngoài việc góp phần bảo vệ môi trường còn giúp chúng ta phòng ngừa được những bệnh liên quan đến tim mạch. Nhưng ăn chay có đủ dinh dưỡng và đối tượng nào thì nên ăn chay?

Trước khi bàn đến chuyện ăn chay phải như thế nào, cần tìm hiểu về một chế độ ăn uống có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hiện tại mô hình Tháp Dinh Dưỡng được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến vì nó cho người ta hình ảnh để dễ nhớ.
 
Tháp dinh dưỡng có hình giống như một kim tự tháp nhiều tầng, mỗi tầng tượng trưng cho một nhóm thực phẩm. Nhóm nằm ở dưới bao gồm những loại thực phẩm chúng ta cần dùng nhiều hơn. Tháp dinh duỡng có thể gồm từ 4 cho đến 6 hay 7 tầng, nhưng loại 4 tầng là thuận tiện nhất.
Trong loại này, tầng dưới cùng là những thức ăn căn bản, cung cấp chủ yếu nguồn năng lượng cho khẩu phần ăn. chúng cũng cung cấp vitamin nhóm B và các loại chất xơ. Những thức ăn đó là các loại chất bột như gạo, mì, nui, bánh mì, hoặc một số loại khoai củ. Ở Việt Nam dùng gạo thì khoảng từ 200 – 400gr gạo, đối với người lớn.

Tầng thứ nhì là rau và trái cây, trung bình là khoảng 300gr rau và 200gr trái cây.

Tầng thứ ba là các thức ăn cung cấp chất đạm. Chất đạm có thể có nguồn gốc động vật như: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, nghêu, sò ốc, hến; hay thực vật các loại đậu đỗ khác nhau.

Và ở tầng trên cùng, là thức ăn cung cấp chất béo, gốc động vật hay thực vật , như mè, đậu phọng, dừa, các loại hạt có dầu, hay bơ, mỡ. Số lượng là khoảng 30gr trong một ngày.

Đảm bảo một chế độ ăn uống có đủ các chất dinh dưỡng là một yếu tố thiết yếu cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng còn dùng tam giác: ăn uống, vận động, và nghỉ ngơi để mô tả 3 yếu tố chăm sóc sức khỏe thể chất. Nhưng thế cũng chưa đủ. Cũng cần nhắc lại định nghĩa của Tổ chức Y Tế Thế giới: Sức khoẻ là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần, xã hội và tâm linh.

Dù khác nhau về cả chất lẫn lượng thực phẩm cần dùng, nhưng nói chung, thì đối với mọi lứa tuổi, yêu cầu đầu tiên của một chế độ ăn để đảm bảo nhu cầu là đủ về mặt năng lượng , được đo bằng calori. Đối với người lớn thì còn tùy thuộc vào mức độ lao động và giới tính, nữ thì thấp hơn nam, trung bình thường từ 2.000 cho đến 3.000 calori. Để nhận biết một cách cụ thể, có thể nói nôm na là nếu chúng ta hơi béo, thì có lẽ chúng ta đã ăn dư, còn nếu chúng ta thấy yếu ớt, gầy ốm quá, thì có nghĩa là chúng ta ăn chưa đủ so với nhu cầu, hoặc có một bệnh lý gì đó cần phải chữa trị. Cho nên, cái cân phải được coi là một vật cần thiết cho mọi người.

Về phẩm chất, thì mỗi ngày chúng ta cần khoảng 4 loại chất dinh dưỡng khác nhau; trong đó có những axít amin, các loại vitamin tan trong dầu mỡ, tan trong nước, và các chất khoáng. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên ngắn gọn là: Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, chúng ta nên ăn đa dạng, và ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau theo mô hình tháp đã mô tả, và lựa những thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Nên nhớ là những hạt ngũ cốc còn nguyên vẹn, tức là chưa chà xát, chưa bóc lớp vỏ bên ngoài, ví dụ như gạo lứt, hoặc bánh mì đen hay các loại rau quả chưa qua chế biến thì tốt hơn hẳn so với những thực phẩm đã chế biến như các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, đường trắng, gạo trắng, bánh mì trắng. Lý do là vì trong những thực phẩm chế biến, người ta thường phải bổ sung nhiều loại hóa chất khác nhau để bảo quản nó, để tạo hương, tạo mùi, tạo vị.

Một lời khuyên nữa là chúng ta nên chọn thực phẩm theo mùa, tại chỗ, thay vì những loại đã được lưu trữ một thời gian dài hay cần vận chuyển xa.

Đạm động vật hay thực vật?

Một vấn đề được đặt ra là: Ăn chay có đầy đủ dinh dưỡng hay không? Và có thể hoàn toàn thay thế lượng đạm trong thịt cá với các thức ăn gốc thực vật không? 

Lâu nay chúng ta cứ nghĩ chỉ có thịt cá mới giàu chất đạm, nhưng thực ra thì lượng chất đạm trong các loại đậu đỗ cao hơn trong thịt cá, nhất là đậu nành. Trong thịt cá thì lượng chất đạm trung bình là từ 12 đến 20% trong lượng của nó, trong khi các loại đậu đỗ thì lượng chất đạm chiếm từ 20 đến 40%, đậu nành là 35 – 40 %, còn những loại đậu đỗ khác ít nhất cũng trên 20%, như vậy lượng chất đạm trong các loại đậu đỗ thì cao hơn. Sữa cũng là một nguồn chất đạm nên ta có thể sử dụng sữa, phô-mai.

Trong trường hợp ăn chay mà không dùng sữa, phô-mai thì chúng ta nên lưu ý vấn đề về vitamin B12, vitamin này thường có trong những sản phẩm lên men ví dụ như tương, chao. Nếu chúng ta không sử dụng những sản phẩm đó thì chúng ta lưu ý khi mua thực phẩm nên chọn những sản phẩm người ta có bổ sung vitamin B12. Như vậy là chất đạm trong chế độ ăn chay không bao giờ bị thiếu.

Ăn quá nhiều chất đạm cũng là một điều bất lợi vì chất đạm tạo môi trường axit trong cơ thể, là nguồn gốc của rất nhiều bệnh tật. Môi trường này cũng lấy calcium từ xương để trung hòa nên nó thải calci, và làm loãng xương.

Đó là lý do tại sao bây giờ ở nhiều quốc gia trong đó có cả Hoa kỳ, người ta uống sữa rất nhiều nhưng số người bị loãng xương chiếm tỉ lệ rất cao, là do lượng chất đạm quá nhiều trong khẩu phần ăn. Và lượng chất đạm quá nhiều như vậy cũng gây ra các bệnh lý về tim mạch, các bệnh lý về ung thư và nó làm cho gan, thận phải hoạt động rất nặng nhọc. Nên các tế bào mau già cỗi hơn, chúng ta mau già hơn, các cơ quan, bộ phận mau bị thoái hóa hơn. Như vậy việc ăn chay, nếu nó giảm bớt các chất đạm lại là một điều tốt cho chúng ta. Bà con ăn chay hay ăn mặn thì cũng chú ý không nên ăn quá nhiều chất đạm.

Giữa ăn chay và vấn đề sức khoẻ có mối quan hệ gì không?

Ăn chay đóng góp cho việc bảo vệ sức khoẻ bởi vì chúng ta biết chất đạm của động vật và chất béo của động vật chứa rất nhiều cholesterol, làm tăng nguy cơ bị bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, động mạch vành, tăng cholesterol, tăng nguy cơ gây ra ung thư.

Việc ăn các thức ăn động vật cũng làm tăng bệnh gout, tức là bệnh thống phong do nó tạo nên lượng axit uric rất cao cho nên cơ thể của chúng ta không đào thải ra được, và người ta thấy còn tăng thêm những bệnh lý ở đường tiêu hóa.

Và 95% ngộ độc thực phẩm là có nguồn gốc động vật, xuất phát do các vi khuẩn, các động vật bị nhiễm bệnh nhưng người ta vẫn dùng nó trong chế biến thực phẩm, rồi đến do các hóa chất người ta sử dụng trong chăn nuôi, nhất là các hormon tăng trưởng, rồi người ta cũng phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh để cho động vật nó không bị nhiễm bệnh vì chăn nuôi dầy đặc như vậy, và các hóa chất bảo vệ thực vật trong các thức ăn cho gia súc hàm lượng rất cao và tích lũy trong động vật bởi vì động vật phải ăn một số lượng thực vật rất lớn mới tạo nên một ký động vật cho nên những hóa chất trong các thực phẩm này lại tích lũy nhiều hơn trong thực vật mà chúng ta ăn trực tiếp.

Nhiều khi bà con lo ngại các loại rau, củ, quả bị nhiễm hóa chất nhưng tại Hoa kỳ người ta cũng thấy đa số hóa chất bảo vệ thực vật trong cơ thể của con người thì có nguồn gốc từ động vật, chứ không phải từ các loại rau, củ, quả. Mà những loại hóa chất này ở trong thịt thì chúng ta không có cách gì loại trừ được, nếu ở trong các loại rau, củ, quả chúng ta có thể rửa, ngâm, gọt lớp vỏ bên ngoài để loại trừ bớt.

Ai nên ăn chay?

Những ai nên ăn chay, và những ai thì không nên ăn chay; cụ thể là phụ nữ có thai, hoặc trẻ em thì có nên ăn chay không?

Tất cả mọi người nếu có thể đều nên ăn chay hết. Khi khảo sát cấu trúc cơ thể của con người, người ta thấy con người phù hợp với thức ăn thực vật chứ không phải thức ăn động vật. Những loài ăn động vật có cấu trúc đặc biệt để tiêu hóa thức ăn động vật. Răng, móng, vuốt, dạ dày… Dạ dầy của nó tiết dịch gấp 10 lần so với dịch dạ dầy của chúng ta, nước bọt của nó không có chất tiêu hóa tinh bột, nước bọt của chúng ta có chất kiềm nên tiêu hóa tinh bột.

Và chiều dài của ruột ở loài động vật ăn thịt rất ngắn, chỉ gấp 3 thân mình của chúng, nên khi chúng ăn thức ăn động vật, axit rất mạnh giúp tiêu hóa nhanh và thải ra rất nhanh. Còn ruột của người rất dài gấp 10, 12 lần chiều dài của thân mình, giống như ruột các loài động vật ăn thực vật như trâu bò chẳng hạn, rất dài để tiêu hóa thức ăn thực vật. Với chiều dài của ruột như vậy cho nên với thức ăn động vật nằm lâu trong đó sẽ tạo nên một số chất độc hại và ngấm ngược trở lại cơ thể và có thể đầu độc chúng ta. Cho nên có thể gây bệnh lý ung thư nhất là ở đường tiêu hóa.

Và lá gan của chúng ta không hoạt động mạnh như gan của các loài động vật nên không thải được các axit uric nhiều như các loài động vật. Cho nên chúng ta tích lũy axit uric, và như vậy có thể dẫn đến bệnh lý gọi là gout hay là bệnh thống phong. Như vậy thức ăn phù hợp với loài người nhất chính là thức ăn thực vật. Khi chúng ta ăn thịt nhiều chúng ta thấy nặng nề hơn ăn thức ăn thực vật. Cho nên ăn thức ăn chay có tác dụng bảo vệ. Hiệp Hội Tiết chế Hoa kỳ (ADA) cũng như Hiệp Hội Y khoa của Anh quốc (BMA) đã tuyên bố là ăn chay đủ chất dinh dưỡng cho tất cả mọi đối tượng không loại trừ ai, kể cả phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già, và các vận động viên.

GS Thích Chân Quang là ai?

GS Thích Chân Quang là ai?

posted Jul 19, 2012 1:46 AM by Khoa Pham
Xin được giới thiệu đôi nét: Thầy tên ngoài đời là Vương Tấn Việt, ngoài ra, Thầy còn là tác giả của hai quyển tiểu thuyết rất hay là Trở lại thiên đường và Tia nắng mùa xuân, với bút danh Việt Quang.

   Thầy sinh năm 1959, xuất gia tu học năm 21 tuổi, với Hòa Thượng Trúc Lâm - Hòa Thượng Thích Thanh Từ với pháp danh Thông Huyễn. Mặc dù sức khỏe kém, nhưng Thầy vẫn tinh tấn tọa thiền, tu tập, thâm nhập sâu vào giáo lý Đạo Phật. Cho đến hôm nay, Thầy đã giảng được trên dưới 1000 bài pháp âm, sáng tác trên dưới 80 ca khúc nhạc Thiền rất thanh thoát, ý vị sâu xa ...Có thể nói, Thầy là giảng sư thành công nhất cho đến hôm nay của Phật Giáo Việt Nam.

  Thầy đã trẻ hóa được ngôn ngữ Phật Giáo, đào sâu phân tích ra những khía cạnh mở. Thầy đã và đang dựng lại được một điều vô giá cho nhân loại: một đạo Phật như Thời Đức Phật còn tại thế. Thầy truyền bá đạo đức, đạo pháp, lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên, hoạt động từ thiện ... Thầy gỡ bỏ rất nhiều tà kiến, quan niệm sai lầm, những góc tối của xã hội. Do đó, Thầy trở thành đối tượng tấn công hủy diệt của những tập đoàn chính trị - tôn giáo quốc tế, tập đoàn phản động lưu vong ... Một năm gần đây, Thầy bị đánh thuốc độc đến 5 lần. Năm 2009, Thầy bị hãm hại đến nỗi suýt mất mạng, những kẻ phá hoại suýt chút đã phá được một mảng lớn của Phật Giáo Việt Nam...

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Đạo đức & Tâm Linh cho Phát triển doanh nghiệp

Đạo đức & Tâm Linh cho Phát triển doanh nghiệp
Nguyên tắc 40/ 60 cho thành công bền vững

Hôm qua, 6/09/2012, có buổi thuyết giảng của Thượng Tọa Thích Chân Quang về chủ đề “Đạo đức & Tâm Linh cho Phát triển doanh nghiệp” tổ chức tại Thiên đường Bảo Sơn, với sự tham gia hơn 500 người, với sự có mặt của nhiều doanh nhân và doanh nghiệp.  Qua buổi nói chuyện này học được rất nhiều đơn giản nhưng ý nghĩa rất lớn, xin chia sẻ với các anh chị.
Nguyên tắc 40/60 cho thành công bền vững
Để doanh nghiệp thành công cần hội tụ nhiều yếu tố, bao gồm sự thuận lợi về chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, bãn lĩnh và tài năng của người chủ doanh nghiệp. Nhưng trong phạm vi buổi nói chuyện, thượng tọa chỉ chia sẻ lăng kính của Phật giáo về sự thành công cho doanh nhân dưới yếu tố mờ, là đạo đức và tâm linh. Khi mở doanh nghiệp, phần lớn doanh nhân đều dự đoán về sự thành công của doanh nghiệp thì mới quyết định đầu tư. Nhưng không phải ai cũng thành công, mọi sự dự đoán có chính xác nhất cũng chỉ đạt đến 40%. Chúng ta lên kế hoạch cho con thuyền doanh nghiệp đi đến cảnh A để bốc hàng, sau đó đi đến chỗ B để tránh báo, đến cảng C để giao hàng, quay về D để sửa chữa bảo dưỡng, mặc dù lên kế hoạch chi tiết, tính toán cặn kẽ và đưa thuyền ra khơi, nhưng không phải mọi thứ đều như chúng ta nghĩ, có thể đến A thì không có chỗ vào, chưa đến B thì cơn bão đến sớm hơn một chút, nhiều khi hết nhiên liệu trước khi đến C và… tức là trong cuộc sống còn có những điều không lường trước, đôi khi chính yếu tố may mắn lạ kỳ, mà chúng ta không hay biết, lại giúp doanh nghiệp vượt qua được khó khăn, giúp con thuyền cập bến. Vậy 60% còn lại của sự thành công là điều không nhìn thấy, nhưng nó có tác động. Để nằm chắc được thành công hơn cần tác động, củng cố và gia tăng thêm yếu tố mờ đóng góp 60% này.
Đạo đức là nhân quả
Nguyên lý nhân quả là nguyên lý phổ biến trong vũ trụ và được thừa nhận ở cả phương Đông và phương Tây. Trong vật lý, chúng ta giải thích đơn giản là khi tác động một lực thì sẽ có một phản lực quay trở lại. Khi chúng ta đấm vào mặt người khác, thì cảm giác đau tay là do có một phản lực tác động ngược trở lại. còn trong đời sống xã hội, nguyên lý nhân quả là gieo gì thì gặt nấy. Chúng ta gieo hạt  nào chúng ta sẽ có quả như vậy. Tất cả những điều xảy đến với chúng ta thì kết quả của những điều chúng ta đã gieo. Sự may mắn hay đen đủi, khó khăn hay thuận lợi xuất hiện đều có nguyên nhân của nó. Các cụ gọi những điều may mắn, điều thuận lợi  là Phúc. Và nói rằng có Phúc thì mặc sức mà ăn là thế. Phúc ở đây được hiểu là những kết quả may mắn, thuận lợi dành cho chúng ta, là kết quả của những điều tốt chúng ta làm từ trước đó. Có người Phúc lớn, có người Phúc nhỏ. Thường làm chủ doanh nghiệp là bản thân phải có Phúc kha khá trở lên. Doanh nhân thành công lớn thì được hiểu là Phúc họ lớn.
Thông thường thì chúng ta sẽ nhìn thấy mọi việc thành công đều do mình cả. Câu chuyện hay nghe như sau.  Có người bạn chỉ cho  lô đất, sau khi mua vào và để khoảng 10 năm. Cuối cúng bán đi được lãi gấp 30 lần.  Chúng ta thấy hầu hết là đều do chúng ta làm từ đầu đến cuối. Nhưng, nhìn sâu ra, thì tại sao người chủ miếng đất lại bán cho mình. Nếu họ không bán đi thì 10 năm sau, người có vài triệu usd đó không phải là mình. Điều này được lý giải là 60% của kết quả đó là do Phúc của mình được vài triệu usd đó, còn Phúc của người kia được nhận chỉ vài nghìn. Như vậy khi chúng ta khai tác 60% yếu tố đạo đức và tâm linh này sẽ nâng cơ hội may mắn và làm cho sự thành công vững chắc hơn.
Tạo Phúc để bảo vệ bản thân & doanh nghiệp
Những điều đã xảy ra thì không thay đổi được. Có người được sinh ra trong gia đình giàu có (loại I), đã có nhà cao cửa rộng để ở, nhưng cũng có người đẻ ra trong gia đình phải chạy ăn từng bữa, chỉ có nhà tranh vách đất che thân( loại II).  Nhưng kết quả cuối cuộc đời thì cũng có thể người được sinh trong gia đình loại I nhưng kết thúc ở loại II và ngược lại người bắt đầu rất khó khăn nhưng kết thúc lại ở đỉnh cao.
Đầu tiên để tạo Phúc chính là sự tu dưỡng bản thân. Sự tu dưỡng bản thân, hay chúng ta được học theo từ hiện đại hơn là phát triển bản thân (personal development). Để đảm bảo cho sự thành công bền vững thì sự tu dưỡng bản thân về mặt đạo đức, nhân cách, kiến thức đóng góp rất lớn cho sự phát triển doanh nghiệp.  Phúc cũng giống như  tiền, nếu chúng ta phung phí thì chúng ta sẽ không còn để dùng. Một số doanh nhân sau khi thành công bắt đầu khệnh khạng, khoe khoang, tiêu xài hoang phí, ví dụ như dùng hàng xa xỉ, ăn nhậu vô độ, có những bữa ăn mà có thể gia đình khác sống được trong 3 tháng. Những sự hoang phí, xa xỉ, khoe khoang, kiêu ngạo đó làm chúng ta tổn phúc đi rất nhiều. Và lý giải tại sao nhiều doanh nhân sau một giai đoạn thành công thì bắt đầu đi xuống do sử dụng hết Phúc.
Tu dưỡng bản thân về trí tuệ, đạo đức giúp chúng ta biết cách tái đầu tư phúc  để tiếp tục có Phúc nhiều và lớn hơn. Khi chúng ta thành công, có nhiều tiền, danh vọng, quyền lực và ảnh hưởng có nghĩa là có Phúc, nếu chúng ta sử dụng sai thì sẽ mất đi, nhưng nếu dùng đúng thì lại đem đến nhiều hơn.
Một số điều giúp doanh nhân tạo phúc. Một là cung cấp sản phẩm & dịch vụ có lợi cho người sử dụng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu về khi cung cấp sản phẩm & dịch vụ tốt với giá rẻ là đem lại lợi ích cho người hưởng thụ thì chắc chắn là doanh nghiệp đó có nhiều cơ hội thành công hơn so với doanh nghiệp bán sản phẩm tệ với giá cao hoặc bằng.
Thứ hai là giúp đỡ những người rơi vào khốn cùng. Việc bố thí cho tiền cũng không phải lúc nào cũng có phúc, ví dụ khi chúng ta mang tiền bỏ vào hòm công đức hay quyên góp cho quỹ từ thiện, nhưng nếu số tiền này chưa sử dụng hoặc có sử dụng mà sai thì chúng ta cũng không có Phúc hoặc có thì cũng rất ít. Đừng tưởng rằng, mang tiền đến cúng tiến cho chùa, cho đình thì đã hoàn toàn là có phúc thì thực chất là phải có người sử dụng nó thì khi đó với tạo ra giá trị. Thượng tọa có nói ví dụ sau, rất nhiều doanh nhân mang tiền đi cúng tiến để xây chùa thì cũng chưa chắc đã có phúc, vì ngôi chùa đó có nhiều người đến không, có nhiều người sử dụng ngôi chùa đó không? Nếu nhiều thì phúc được nhân lên nhiều lần, nhưng ít hoặc không có thì cũng sẽ tương ứng ít phúc. Khi chúng ta giúp những người khốn cùng, khó khăn là điều chắc chắn có phúc vì họ sử dụng được ngay và các cụ có nói là một miếng khi đói bằng một gói khi no là vì vậy.
Thứ ba là giúp đỡ về học đạo đức. Giúp người khác một miếng ăn thì họ ăn qua con đói, xong rồi có thể sau khi no họ lại làm điều sai thì chúng ta cũng bị nối giáo cho giặc. Nên ngoài việc giúp về miếng cơm manh áo thì giúp về đạo đức, cho họ biết cách sống, cách tu nhân, tích đức là những điều mà họ có thể mang theo cả đời. Khi đó giá trị và hiệu quả của sự giúp đỡ sẽ rất lớn. Liên hệ trong doanh nghiệp cũng vậy, nếu người chủ doanh nghiệp cho họ công việc, đảm bảo an toàn công việc, thu nhập hàng tháng, thì đã một việc có phúc, nhưng nếu hơn thế nữa, dạy được cho nhân viên mình cách sống, cách tu dưỡng đạo đức thì chủ doanh nghiệp còn phát triển nhiều lần nữa. Rất nhiều người nhân viên sau khi làm việc ở một doanh nghiệp, họ không chỉ học được kiến thức mà còn học được nhân cách, đạo đức, phẩm chất của người chủ thì khi họ đứng ra làm chủ họ thành công thì phúc của người chủ cũ lớn hơn rất nhiều lần và nhiều khi họ nhớ ơn người chủ cũ suốt đời. Nhưng có những ông bà chủ thì sòng phẳng, làm nhiều thì được ăn nhiều, làm ít được ăn ít thì cũng tốt, nhưng không gây được ảnh hưởng và không gieo được vào lòng người nhân viên mình sự cảm phục, sự trung thành. Vì tiền mua được sự phục vụ nhưng không mua được trung thành.
Như vậy muốn doanh nghiệp thành công bền vững, doanh nhân cần phải tu dưỡng, phát triển bản thân để tích phúc cho các chặng đường tiếp theo.
Cống hiến nhiều hơn thụ hưởng
Đậy là bí quyết thượng tọa nhấn mạnh. Nếu tâm niệm một điều thì chỉ cần tâm niệm điều này. Luôn sống làm sao để phần cống hiến của mình nhiều hơn những điều mình thụ hưởng thì phúc sẽ được tích lũy và bồi đắp từng ngày. Nhìn dưới góc độ doanh nghiệp có nghĩa là hiệu quả tăng và chi phí giảm. Khi tăng hiệu quả lên và giảm chi phí đi thì doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận. Còn con người thì tăng sự cống hiến lên và giảm hưởng thụ đi thì sẽ phát triển bền vững. Đây là bí quyết thượng tọa muốn nhắn nhủ cho doanh nhân, những người quan trọng với sự ổn định kinh tế của đất nước, xã hội. Điều này giúp cho doanh nhân có được sự bảo vệ, gia hộ của phúc. Luôn cống hiến nhiều hơn thụ hưởng. Mỗi ngày đều trả lời câu hỏi, hôm nay mình đem lại lợi ích gì? Khi đó chúng ta sẽ luôn tìm cách để tạo phúc, đem giá trị cho những người xung quanh. Thượng tọa có nói về một doanh nhân ở miền nam cách đây 20 năm có tài sản rất lớn, đã bị tử hình rồi. Công thức phát triển mở rộng của ông như sau. Có một tài sản, ông đi thế chấp vay ngân hàng, rồi lấy tiền đó lại mua tài sản khác, sau đó lại thế chấp, mua tài sản thứ hai, và tiếp tục nhự vậy. Tất nhiên là kèm theo một số mưu mẹo để tài sản được định giá cao hơn thực tế để ông có thể vay được nhiều tiền, chắc chắn phải hối lộ để có thể làm được điều đó. Và ông mở rộng rất nhanh chóng, nhưng cuối cùng thì sụp đổ còn nhanh chóng hơn. Kết thúc cuộc đời là bản án tử hình. Điều này lý giải là Phúc của ông là 1, nhưng ông đã mượn Phúc để trở thành 2 tài sản mà thực chất là ông mới chỉ xứng đáng có một thôi. Tức là ông đã được thụ hưởng nhiều hơn cái thực sự có của mình. Cách đây 20 năm mà làm được chuyện này thì được coi là thông minh, sáng tạo, táo bạo. Nhưng đứng dưới luật nhân quả công bằng thì ông sẽ phải trả lại. Thượng tọa nhắc nhở là hãy cẩn trọng trong việc đi vay và nói vui ngoài thêm là bây giờ ngoài nghiện ăn, mặc, chơi game thì còn một loại nghiện là nghiện đi vay. Vì đi vay thì cẩn hứa vài câu là có tiền để xài rồi, nên một số người cho rằng đây là cách dễ dàng để kiếm tiền nhưng hãy coi chừng. Vì vay thì phải có lãi, nên càng vay nhiều thì càng tổn phúc nhanh hơn. Các trường kinh doanh đều dạy về dùng đòn bẩy tài chính, nhưng đòn bẩy tài chính cũng có tác hại của nó. Nên ông bà ta có câu dạy là “liệu cơm gắp mắm”.  Làm việc, mở rộng trong khả năng của mình thôi, trong phúc của mình thì mới bền, có thể chậm nhưng chắc chắn và vững bền.
Kính trên trọng dưới
Để làm doanh nhân cần có một loại Phúc là được người khác kính trọng. Khi làm chủ mà không sai được nhân viên thì không phải là chủ. Mà để sai được người khác thì phải có Phúc là được người dưới kính trọng. Nhân quả của việc kính trọng đó là khi chúng ta kính trọng người khác thì quay trở lại người khác mới kính trọng mình.  Lỗi lầm hay mắc phải đó là chúng ta rất dễ kính trọng người hơn ta và không kính trọng người dưới ta. Kính trọng người hơn ta về tiền, quyền, … thì quá dễ hiểu. Nhưng kính trọng được người dưới ta mới là khó và đây chính là yếu tố để tạo Phúc về kính trọng. Không phải tự nhiên mà các trường học đời xưa nói đến tiên học lễ hậu học văn. Người học trò muốn giỏi thì phải lễ phép, tôn trọng thầy cô thì mới học được. Con cái phải học cách lễ phép, tôn trọng cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nếu đứa trẻ vô lễ, không tôn trọng ông bà, cha mẹ thì đứa bé đã gây ra một loại quả là sau này nó cũng bị coi thường. Vì nó coi thường những người xung quanh như cha mẹ, ông bà thì nó sẽ sau này nó cũng sẽ bị người khác coi thường. Tại sao ở các nước Phương Tây, hoặc Mỹ hiện nay rơi vào khủng hoảng, thất nghiệp thì thượng tọa có nói chuyện là một phần nhân quả do giáo dục của họ, 30 năm trước đứa trẻ được dạy về sự tự do, gọi bố, mẹ, ông bà, đều I (Tao, Tôi) và You (Mày, Ông), hoặc nó được quá nhiều tự do, đôi khi bố mẹ không có quyền đánh con cái ngay cả khi nó vô lễ, hoặc không tuân theo lời dạy bảo. chính kiểu giáo dục này đã làm tổn hại đến Phúc của nó. Nếu nó không biết tuân lệnh, hay vâng lời sau này nó cũng gặp lại chuyện bị người khác không tuân lệnh, không vâng lời thì làm sao nó có thể thành công, hay được người khác kính trọng. Doanh nhân cần học cách tôn trọng và kính trọng cả những cấp dưới của mình. Vì trong xã hội ngày nay, đôi khi những người cấp dưới về một mặt  chuyên môn nào đó thì họ có thể có bằng cấp, kiến thức sâu hơn cả ông bà chủ. Nên khi người chủ ngày nay cần có cả sự tôn trọng, kính trọng cấp dưới thì sự xáo trộn nhân sự trong doanh nghiệp mới ít xảy ra. Sự đổ vỡ, bỏ việc, nhiều lúc đến do nhân viên không còn tôn trọng người chủ của mình. 
Mục đích của doanh nghiệp & Lý tưởng của doanh nhân
Theo ý kiến của thượng tọa, mục đích của doanh nghiệp và điều làm doanh nhân có ý nghĩa là họ tạo ra công việc, họ đem lại sự an toàn cho đời sống của người lao động. Đó là mục đích tối cao của doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp lớn sẽ nhận trách nhiệm lớn, họ tự nhận cho mình trách nhiệm về cuộc sống của người khác, về gia đình của người khác. Lý tưởng của người doanh nhân là tạo ra ngày càng nhiều công ăn việc làm chất lượng hơn. Điểm này thì hoàn toàn tương đồng với tư tưởng của Robert Kiosaki & Donald Trump trong cuốn sách Midas Touch có nói và hai ông triệu phú này đều chia sẻ là mục đích, mục tiêu cốt lõi nhất của doanh nhân, chủ doanh nghiệp làm gì cũng thành công là tạo ra công ăn việc làm. Những doanh nhân bình thường thì chỉ nghĩ về lợi ích, cổ phần của mình, còn những doanh nhân ở cấp độ cao hơn thì họ nghĩ nhiều hơn cho doanh nghiệp của họ, họ biết quan tâm đến khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư hơn thế nữa là họ quan tâm đến giúp cho cả doanh nghiệp khác, cho lĩnh vực họ tham gia và cao hơn nữa là cho đất nước cho quốc gia.
Nhất Thanh

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

HÀ NỘI: TT.THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG CHO DOANH NHÂN TẠI KHU DU LỊCH GIẢI TRÍ THIÊN ĐƯỜNG BẢO SƠN

HÀ NỘI: TT.THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG CHO DOANH NHÂN TẠI KHU DU LỊCH GIẢI TRÍ THIÊN ĐƯỜNG BẢO SƠN

Đăng ngày 09-09-2012
HÀ NỘI: TT.THÍCH CHÂN QUANG THUYẾT GIẢNG CHO DOANH NHÂN TẠI KHU DU LỊCH GIẢI TRÍ THIÊN ĐƯỜNG BẢO SƠN
Nhằm thể hiện lòng thành kính tri ân, báo hiếu ông bà, cha mẹ nhân tiết Vu Lan tháng 7; đồng thời cũng với mong muốn có một sự gắn kết trong cộng đồng kinh doanh, ngõ hầu giúp cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp bằng yếu tố Đạo đức và Tâm linh, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Tổng Giám Đốc Công Ty TNHH MTV Du Lịch Giải Trí Thiên Đường Bảo Sơn đã mời TT.Thích Chân Quang ban bố cho các doanh nhân bài Pháp thoại với ý nghĩa trên. Đáp lại lời mời và thuận theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Thu Hà, sáng ngày 06/09/2012, TT.Thích Chân Quang (BRVT) có buổi nói chuyện với các doanh nhân tại Hội trường khu Du lịch (Km 8 Đại lộ Thăng Long- Hà Nội), về đề tài YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC VÀ TÂM LINH CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP, với sự tham dự của đông đảo giới doanh nhân, các vị nhân sĩ, trí thức, cùng gia đình cũng như những đối tác thân thiết của họ, và Phật tử các nơi về, đồng tham dự.  
Mở đầu cho bài thuyết giảng, bằng câu hỏi: “Làm sao để doanh nghiệp phát triển và bền vững?”, Thượng Tọa đã nêu bật những vấn đề vô cùng bức xúc của các doanh nghiệp.
Như chúng ta thấy, trong tình hình kinh tế hiện nay, là doanh nhân, chắc rằng ai cũng đã nếm trải những khó khăn trên chặng đường kinh doanh của mình, và mọi người cũng đều hiểu rằng việc kiếm tiền bất chính thì không khó nhưng để chèo lái đưa doanh nghiệp đến bến bình an, phát triển thịnh vượng, đem đến sự ổn định đời sống cho công nhân viên và sự lợi ích cho khách hàng là điều không phải ai cũng làm được. Cho nên, làm sao để doanh nghiệp phát triển và bền vững là điều mà tất cả các doanh nhân đều bận tâm, lo lắng.
Và, theo quan điểm của đạo Phật, Thượng Tọa đã giải quyết dùm cho các doanh nghiệp vấn đề trên một cách rõ ràng, súc tích và hết sức thuyết phục. Nội dung cụ thể như sau:
Trong kinh doanh, có nhiều yếu tố để phát triển doanh nghiệp, trong đó, có một yếu tố may rủi bất ngờ mà ta không thể dự đoán được, nằm ngoài sự kiểm soát của ta, ta gọi đó là yếu tố Tâm linh. Nếu ta quan tâm nhiều đến Đạo đức và Tâm linh thì ta hy vọng sẽ bớt rủi ro, giảm nguy cơ đưa đến phá sản.
Có hai điều chính yếu tác động vào sự may rủi của doanh nghiệp: Một là do “Nhân quả”, tạo phúc để bảo vệ doanh nghiệp; Hai là có sự can thiệp của “Thần Thánh”.
Thật sự, một doanh nhân có đẳng cấp tức là đời xưa họ có tạo phúc. Phúc quá khứ chi phối mà vì họ quên, không biết phát huy, cứ nghĩ sự thành đạt là do tài năng của mình nên họ đã hưởng thụ quá trớn, đã sống sai lầm để cho phúc mất dần, rồi tan vỡ.
Muốn sửa lại lối sống sai lầm để giữ cho doanh nghiệp bền vững, họ cần thực hiện các yếu tố sau:
1/Đầu tiên là tu thân. Doanh nhân phải sống cách nào để cống hiến nhiều hơn thụ hưởng. Đây là một công thức cơ bản đủ để thành công trên đời, và để tránh cái lỗi thụ hưởng nhiều quá. Vì khi phúc đến mức giới hạn doanh nghiệp sẽ tan vỡ, phá sản. Các doanh nhân cần phải xét lại, nên sống giản dị và đừng bao giờ bày tỏ sự sang trọng, hoặc bày tỏ đẳng cấp của mình qua việc hưởng thụ quá trớn so với phúc mình có.
2/ Sự kính trọng. Doanh nhân là người có tiền nhiều, có phúc lớn, vượt bậc hơn người, vì thế luôn được sự kính trọng của mọi người. Cho nên, doanh nhân đừng sống theo thói thường tình là xem thường người dưới quyền, người thấp kém hơn mình, vì đạo đức của doanh nhân chính là biết kính trọng người trên và tôn trọng người dưới.
 3/ Được Thần Thánh yêu mến. Doanh nhân phải tin có Thần Thánh và sống chân chính để Thần Thánh yêu mến. Tránh hai cực đoan: Không tin Thần Thánh nên thờ ơ, không quan tâm, hoặc tin có Thần Thánh nhưng dưới góc độ cầu cạnh và mê tín, sẽ không kết quả và tốn kém  vô ích. Sự can thiệp của Thần Thánh là điều có thật, chi phối đời sống của chúng ta, nên nếu muốn được Thần Thánh yêu mến, lúc này doanh nhân phải tự đặt lên vai một gánh nặng là lo cho đời sống được ổn định của nhiều người dưới quyền mình, chứ không phải doanh nhân còn trong giai đoạn kiếm tiền để mưu sinh như bước đầu mới kinh doanh.
4/ Hãy làm con của Phật. Để kết nối tâm linh, doanh nhân hãy quy y Tam bảo, hãy là con của Phật vì Phật là thầy của Trời và Người. Đức Phật dạy cho ta nền tâm linh vững chắc, khi ta thực hành lời Phật dạy, có tu tập, đạo đức ta sẽ tăng dần lên, và ta nhận được may mắn bất ngờ vì có sự cảm ứng của chư Phật.
Bây giờ chúng ta nói về Phúc. Có 2 cấp để tạo phúc:
1.        Người chủ phải biết thương nhân viên (Doanh nhân cần coi lại thái độ của mình, không được thờ ơ, sòng phẳng đến đau lòng mà phải có tình hơn, biết rõ hơn từng hoàn cảnh hay tâm tình của họ).
2.     Người chủ giáo dục được nhân viên của mình biết yêu thương thêm những người khác nữa.
Khi có phúc dày, doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và được bền vững hơn.
Một yếu tố khác: Sản phẩm của doanh nghiệp là loại gì? Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến phúc của doanh nghiệp. Để tạo phúc, doanh nghiệp kinh doanh bất kỳ loại sản phẩm nào cũng phải nghĩ đến việc mang lại lợi ích, đồng thời nhớ kèm theo đạo đức, gieo rắc ý niệm đạo đức vào đời sống con người. Làm được điều này thì doanh nghiệp dù có khó khăn như thế nào vẫn không bị rơi vào vòng xoáy của xã hội. Nếu như gặp khó khăn, doanh nghiệp có thể vay phúc của Phật, rồi đền ơn Phật chỉ bằng một lời hứa: “Tiếp tục tu dưỡng và làm phúc”.
Yếu tố tâm linh tạo nên hiệu ứng rất lớn nên khi doanh nghiệp “Ăn nên làm ra” thì càng phải cố gắng nỗ lực làm phúc nhiều hơn nữa, càng phải khiêm tốn, tránh khoe khoang, kiêu mạn, tự hào.
Yếu tố đạo đức có được là khi doanh nhân:
-        Khôn ngoan. Không tham vọng trong kinh doanh. Ông bà ta có câu “Liệu cơm gắp mắm’’, còn trong đạo Phật thì “Tùy phúc mà mở rộng kinh doanh’’.
-        Hết sức sợ nợ.
-        Phải thiền định. Vì Thiền định cho ta sự tĩnh tại để không bị cái tham, cái sân điều khiển; cho ta trực giác bén nhạy mà đỉnh cao là sức phán đoán tốt sự tình.
-        Âm thầm hỗ trợ doanh nghiệp khác. Trong tương tác của toàn xã hội có sự liên kết với nhau, ngành nghề này có mối liên hệ với ngành nghề khác, nên khi ta làm cho doanh nghiệp của mình phát triển bền vững mà vẫn âm thầm hỗ trợ doanh nghiệp khác. Đây là một đạo đức rất tốt vì nó đi ngược lại thói quen khá phổ biến là sự cạnh tranh và tiêu diệt lẫn nhau trên thương trường.
Kết luận bài thuyết giảng, Thượng tọa nhắc lại những nội dung chính để làm sao từ nơi một doanh nghiệp phát triển bền vững sẽ có rất nhiều người được an vui, hạnh phúc.
1.    Tu dưỡng đạo đức.
2.    Tạo phúc. Hãy lợi dụng sự thành công bền vững để cống hiến, phục vụ nhiều hơn nữa.
3.    Có sự kết nối giữa con người và Thần Thánh bằng việc sống đạo đức và là con của Phật.
4.    Thiền định.
Kế đến, TT.Thích Chân Quang trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật toạ Thiền cho các doanh nhân.
Đến đây, buổi nói chuyện của Thượng toạ kết thúc. Cả hội trường rất hoan hỹ như vừa vỡ ra được điều gì vô cùng quý báu, mở trước mắt cho họ con đường để đi tới tương lai tốt đẹp, chỉ vì các vị nghe được Pháp ấy như một sự khích lệ, làm cho phấn khởi, cảm nhận được lợi ích cho mình và cho mọi người./.   
                                                                        

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được tại Hội trường khu Du Lịch Giải Trí Thiên Đường Bảo Sơn qua buổi nói chuyện của TT.Thích Chân Quang:



Hội trường Khu Du lịch Giải Trí Thiên Đường Bảo Sơn – Hà Nội.


Toàn thể các doanh nhân, Phật tử cung đón TT.Thích Chân Quang quang lâm Đạo tràng thuyết Pháp.


Toàn cảnh buổi nói chuyện của TT.Thích Chân Quang với các doanh nhân, giới trí thức và Phật tử Hà Nội.




Thượng toạ hướng dẫn kỹ thuật toạ Thiền cho các hành giả tham dự trong buổi Pháp hội này.



TL

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Dũng “lò vôi” - Làm gì cũng bị cho là “khùng”

Dũng “lò vôi” - Làm gì cũng bị cho là “khùng”

Giữa dòng đời tất bật lo toan, Dũng “lò vôi” - ông chủ của Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam văn hiến vẫn ung dung, tự tại, nhàn nhã sáng tác thơ, viết sách và sẻ chia phúc đức cho đời.

Chọn thất bại để không gục ngã
Tên của ông, Huỳnh Uy Dũng, đã quá nổi tiếng trên thương trường với biệt danh Dũng “lò vôi” và là một trong những người giàu nhất Việt Nam nhưng đối với ông, tiền bạc vật chất không mua được nhân cách con người, nó chỉ là phương tiện chứ không phải là mục tiêu của đời người.
 
Cái quan niệm về vật chất, của cải được ông khắc ghi trên tấm bia trước khu đền thờ Đại Nam trong Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam văn hiến (tỉnh Bình Dương), một công trình tâm huyết như máu thịt mà ông Huỳnh Uy Dũng muốn để lại cho đời. Ông nghiệm ra rằng: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”…
Hỏi ông lòng có dao động, lo lắng trước tình hình nền kinh tế có nhiều biến động, thị trường bất động sản bị đóng băng, nhiều doanh nghiệp phá sản, lâm cảnh khốn cùng như hiện nay, ông chỉ cười bảo rằng làm kinh doanh phải biết chọn thất bại để không gục ngã.
Nhiều người cứ “tham – sân – si”, ham hố kiếm tiền, hôm nay kiếm được 1 đồng thì hôm sau muốn kiếm thêm 10 đồng, kiếm được 10 đồng thì hôm khác muốn kiếm thêm 100 đồng…cứ thế lao vào điên cuồng để kiếm tiền mà không muốn ai hơn mình thì nợ nần sẽ chồng chất và khi chuyện vỡ ra sẽ gục ngã.
Và ông đã chọn thất bại cho chính mình, không đầu tư thêm bất cứ công trình gì nữa và không nợ nần bất cứ ai, chỉ quản lý những công trình mà ông đã thực hiện như Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam văn hiến, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, Khu trung tâm hành chính thị xã Dĩ An…
“Công trình” mà ông sắp cho ra đời là cuốn sách kinh dịch theo triết lý tâm linh, chỉ còn 14 chương nữa, sẽ giúp giới kinh doanh thấy được những điều không thấy. Trước đây, vì thấy được tình hình kinh tế chung và sự đớn đau, phũ phàng mà ông nếm trải nên ông đã chọn thất bại, nghĩa là không làm gì, thay vì biến 500 ha đất Khu công nghiệp Sóng Thần 3 đang hoạt động để làm khu đô thị như có người gợi ý.
“Nếu không, giờ tôi không “chết” thì cũng sứt đầu, mẻ trán trong tình hình bất động sản đóng băng như hiện nay. Tôi đã chọn thất bại để không cho phép mình gục ngã” – ông Dũng nhớ lại những ngày tháng quyết định để tránh xa cạm bẫy ở đời.
Đối với ông, mỗi một con người khi đã sống giữa dòng đời phải trả được bốn cái ơn, một là ông bà - tổ tiên, hai là tổ quốc nơi mình sinh ra, ba là trời – phật, bốn là đồng bào – nhân loại. Trả được 4 cái ơn đó thì dù có chết cũng thanh thản trong lòng.
Ông bảo rằng, cuộc đời con người từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi giống như một chuyến đi du lịch vậy. Khi đã kết thúc chuyến đi thì dù không muốn, nó cũng đưa mình quay trở về. Của cải, vật chất có nhiều thì khi chết đi cũng không thể mang theo. Đời người chỉ có hai điều mang theo được đó là phúc đức và tội lỗi. “Tội lỗi của con người là nghiệp chướng mà người đó tạo nên còn phúc đức là cái may mắn của đời người. Tôi có được cái may mắn mà nhiều người chưa có” – ông đúc kết những điều nếm trải.
Ông chia sẻ may mắn của mình với mọi người, soạn kinh theo triết lý Phật giáo rồi dạy cho toàn bộ nhân viên khu du lịch biết tụng kinh để khi cần có thể huy động mọi người tụng kinh, cầu cho những linh hồn đã khuất được siêu thoát. Đó cũng là một cách mà ông chọn cho sự “thất bại”.
Cái “thất bại” của ông cũng bao hàm ở chỗ nhiều người bảo rằng ông sướng. Cái sướng nhất của người làm kinh doanh là đến một lúc nào đó, chỉ cần ngồi làm thơ, viết sách nhưng thấy được nhân tình thế thái. Thấy được mình không giàu và không nghèo thì mới ung dung, tự tại. Còn ở đời, giàu hay nghèo cũng đều khổ như nhau.
Hiện nay, mỗi tuần ông chỉ đến công ty làm việc 4 tiếng đồng hồ, tiến tới chỉ còn 1 tiếng đồng hồ và sẽ không làm gì cả, toàn bộ công việc ở công ty đều đã có nhân viên làm. Ông chọn “thất bại” sau khi đã thực hiện hoài bão lớn nhất đời mình là tạo dựng Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam văn hiến với mong muốn để lại cho đời một công trình thiêng liêng có giá trị về mặt văn hóa và tâm linh.
Nhưng ngẫm lại, cái “thất bại” của ông thực ra là cái “khôn ngoan” của người làm kinh doanh biết dừng lại ở thời điểm nào để không bị lún sâu như nhiều “đại gia” khác.
Phải biết điểm dừng
Những điều ông làm có cái gì đó không giống với xu thế của những người kinh doanh cùng thời nên khi làm điều gì ông cũng bị cho là khùng. Nhưng cái “khùng” của ông thì 5 đến 10 năm sau người ta mới ngộ “À, thì ra vậy!”.
 
Vào những năm 1990 - 1993, khi nhiều doanh nghiệp muốn vào tỉnh Bình Dương đã gặp trở ngại trong vấn đề xin giấy phép đầu tư bởi theo quy định phải có đất, có hạ tầng mới được cấp phép đầu tư nhưng muốn đầu tư xây nhà máy, đòi hỏi phải có giấy phép đầu tư, mới được giao đất. Thật tréo ngoe.
Thế là ông nghĩ ra ý tưởng xây dựng sẵn một khu nhà máy, xí nghiệp cho doanh nghiệp vào thuê đầu tư. Nghĩ là làm, ông xin được thực hiện thí điểm dự án KCN Bình Đường rồi đến KCN Sóng Thần 1 ra đời hoàn toàn không cần vốn nhà nước.
Thời điểm đó, nhiều người bàn ra, nói vào bảo ông chỉ có khùng mới làm như thế. Thế nhưng, đây là hai khu công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam ra đời và đến năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định về Khu công nghiệp, ông trở thành người đón đầu nhu cầu phát triển, cả hai khu công nghiệp kín hết các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Giai đoạn kinh doanh tưng bừng nhất ông để lại nhiều dấu ấn cho tỉnh Bình Dương chính là vực dậy Xí nghiệp sơn mài Thành Lễ đang làm ăn thua lỗ, bên bờ vực phá sản thành một Công ty sơn mài Thành Lễ lãi 28,8 tỷ đồng ngay trong năm đầu tiên về làm giám đốc trong khi nguồn thu ngân sách cả tỉnh lúc đó chỉ đạt 40 tỷ đồng/năm. Tiếng vang khắp cả nước, có lần cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm đã nhận xét ông là người có khả năng thiên phú.
Khởi nghiệp kinh doanh của ông bắt đầu từ việc bán muối, mua heo. Ông kể, vào thời chiến tranh biên giới Tây Nam, ông nhập ngũ hậu cần ở quân khu 5, rồi quân khu 7, được phân công chở heo tiếp tế cho bộ đội chiến trường. Chở heo đi đường dài hàng trăm cây số đến nơi thì heo chết trong khi muối trên đó thì hiếm. Thế là ông nảy sinh ý tưởng kinh doanh và xin được mua muối bên này chở qua bên kia bán lấy tiền rồi mua heo tại chỗ cung cấp cho bộ đội thì sẽ tươi hơn.
Sau một thời gian, ông được chuyển về công tác hậu cần tại Công an thị xã Thủ Dầu Một. Thấy đời sống anh em khổ sở, ông làm ra cái lò vôi để sản xuất vôi quét tường, lấy tiền cải thiện đời sống anh em, biệt danh Dũng “lò vôi” cũng có từ thời đó.
Khi được điều về làm giám đốc Xí nghiệp sơn mài Thành Lễ, ông bán cái lò vôi để chia cho anh em mỗi người một ít. Tuyên bố “gây sốc” đầu tiên của ông là khi được điều về phụ trách Xí nghiệp sơn mài Thành Lễ.
Ông ra điều kiện, nếu Xí nghiệp làm ăn thua lỗ thì ông bỏ tiền túi ra bồi thường còn nếu làm ăn có lãi thì tỉnh phải cho ông 10% trên số tiền lời thu được đồng thời mọi việc kinh doanh và bố trí nhân sự đều do ông quyết định. Lúc đó lãnh đạo đồng ý nhưng đến khi Công ty Thành Lễ lãi thật sự thì lại không có quy định trích 10% lợi nhuận cho ông.
Đến khi có nhiều đồn đoán về việc kinh doanh của ông tại công ty Thành Lễ, nhiều đoàn thanh tra từ Trung ương đến địa phương đến làm việc xác minh. Bực quá, ông bảo lần sau Thanh tra đến thì ông sẽ không có ông để làm việc ở công ty nữa. Nói là làm, ông nghỉ việc ở Công ty sơn mài Thành Lễ và bắt đầu dành hết công sức và tâm huyết của mình cho Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam văn hiến.
Khi ông đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu du lịch Đại Nam nhiều người bảo ông khùng. Thời điểm này, bất động sản đang “nóng”, nhiều đại gia làm ăn theo kiểu chớp nhoáng, đầu tư xây căn hộ hoặc đô thị để kiếm tiền nhanh trong khi ông với hơn 450ha đất nếu đầu tư xây khu đô thị bán, sẽ kiếm được rất nhiều tiền vậy mà không làm lại đi xây khu du lịch, tốn kém hàng ngàn tỉ đồng để thu về bạc lẻ.
Tuy nhiên, ông tâm niệm rằng xây dựng công trình này hoàn toàn không vì lợi nhuận mà mong muốn góp công sức để lại cho đời một công trình có ý nghĩa và càng không cho phép con cháu sau này đem công trình ra để chia chác, mua bán hay thế chấp ngân hàng.
Mặc cho mọi người cứ nói còn ông cứ làm. Khu du lịch rộng lớn được hình thành là chuỗi các đình, đền, tường thành, núi non, sông nước, biển nhân tạo, vườn thú, khu vui chơi giải trí v.v... được xây dựng trải dài gần 20km.
Điểm nhấn của khu du lịch là Đền thờ Đại Nam được thiết kế với nhiều tượng, phù điêu dát vàng, tái hiện lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trãi qua 4.000 năm. Gợi cho con người cùng hướng về cội nguồn, công ơn của tổ tiên.
 
Sắp tới, ông sẽ đầu tư xây dựng khu đền thờ hình chữ Vạn thật hoành tráng trong khu vực quãng trường rộng 18ha ngay trước Đền thờ Đại Nam với mong muốn để lại cho đời một công trình có ý nghĩa. Hàng năm, khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam văn hiến đón hơn 2 triệu lượt khách đến tham quan, khẳng định thành công lớn ở góc độ du lịch.
Để giải tỏa những cảm xúc đè nén trong lòng, ông cho khắc lên bia đá ngay trước Đền thờ Đại Nam bài viết “Thì ra vậy!” với nội dung: “Lại là một ước mơ ngu xuẩn nữa của “anh” chứ gì? Khi những người khác nói với tôi rằng: Tôi không thể làm chuyện này, chuyện nọ…Rằng tôi chỉ là một kẻ mơ mộng, điên rồ, ngông cuồng, kiêu kỳ và rồi tôi sẽ thất bại.Tôi cảm thấy bị tổn thương và tức giận, tôi đã dung nguồn năng lượng tiêu cực của họ cộng với tình cảm tiêu cực của tôi đối với họ, để tạo ra sự bùng nổ cảm xúc, đủ lớn, đủ mạnh để trợ giúp cho tôi thực hiện những giấc mơ gian khổ. Một lần nữa xin trả lời: Thành công là sự trả ơn ngọt ngào nhất! Thì ra vậy!!!”.
Sau khi khánh thành Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam văn hiến, vào tháng 9.2008, ông cho tổ chức “lời thề không nợ nần ai” và trong buổi lễ trước Đền thờ Đại Nam, trước 2.000 cán bộ công nhân viên, ông thề kể từ thời điểm này công ty không còn nợ nần ai và không bao giờ vay mượn của ai một đồng nào.
Lời thề của ông cũng bị cho là khùng vì chuyện vay mượn trong kinh doanh là chuyện bình thường của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông bảo rằng sở dĩ ông tuyên bố lời thề như vậy là để trói buộc mình không phạm bất cứ một sai lầm nào trong quãng đời phía trước.
Đất lành chim đậu
Nhiều người nói vui Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam văn hiến hiện đang là vương quốc của chim yến khi hàng ngàn con chim yến tìm về dãy Ngũ Hành Sơn - dãy núi nhân tạo dài nhất Việt Nam với chiều dài 252m, được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập cùng với Đền thờ Đại Nam – để trú ngụ, làm tổ. Trên dãy núi này, ông cho khắc ghi bài thơ do chính ông sáng tác “Đất lành chim đậu: Đàn yến quy về núi Ngũ Hành/ Duyên trời nợ biển ước trâm anh/ Tuyết sương nghìn dặm nên đôi lứa/ Sinh tử trăm năm chẳng một mình/ Đức cả từ nghiêm xây tổ báu/ Tình sâu kháng lệ dệt vầng linh/ Đất lành chim đậu người xưa nói/ Lạc cảnh phương Nam khéo để dành”.
Ông cho biết, lúc xây 5 ngọn núi cao phía sau đền Đại Nam là cốt để tạ ơn, hiến dâng trời đất, tổ tiên. “Có lẽ bằng sự thành tâm luôn hướng về trời đất, cội nguồn nên trời thương ban cho đàn yến. Đời tôi đâu biết con chim yến là gì và nuôi nó ra sao đâu? Vậy mà không biết từ đâu nó kéo về đen kịt cả góc trời” – ông Huỳnh Uy Dũng cho biết.
Tại buổi lễ đặt bài vị thờ bách gia trăm họ, đột nhiên một đàn yến kéo về kêu lảnh lót ngay chánh điện khoảng 1 tiếng đồng hồ thì bay đi, từ đó đàn yến hàng ngàn con tìm đến tụ ở núi Ngũ Hành. Mỗi năm, Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam văn hiến thu được hàng tỷ đồng từ việc thu hoạch tổ yến và tiền này được đầu tư trở lại để thờ cúng Đền Đại Nam.
Điều bất ngờ nhất là yến tìm đến khách sạn 3 sao trong khu du lịch Đại Nam để làm tổ. Nhân viên trong khu du lịch nói vui là yến ở đây được chủ thết đãi ở khách sạn tiêu chuẩn 3 sao. Ngay cả loài thú quý hiếm như hà mã cũng vừa sinh nở được 1 con. Còn hổ, khỉ sóc và khỉ đuôi lợn thì liên tục sinh sản.
Ông bảo rằng, lòng ông không biến động giữa muôn vàn đổi thay của cuộc sống. Sắp tới, ông sẽ xây dựng một khu nhà mới thật sang trọng để chào đón đứa con sắp ra đời. Trong khu nhà mới này sẽ có đầy đủ mọi thứ “tự cung, tự cấp” đảm bảo cuộc sống cho con người.
Tháng sau, ông cho xuống giống trồng 4 sào lúa để tự cung cấp gạo để ăn. Hai hồ nuôi cá mỗi hồ rộng một mẫu cung cấp tôm, cá quanh năm. Trong khu vườn của ông có sẵn 2.000 cây dừa, 500 cây bưởi và rất nhiều loại cây hoa, quả khác đủ cung cấp trái và hoa cho thờ cúng tại Đền Đại Nam. Trong khu vườn này ông cũng trồng cây đậu phụng để ép dầu làm đèn cầy thắp sáng cho Đền thờ.
Rằm tháng 7 của mùa vu lan vừa qua, ông giam mình suốt 2 ngày tụng kinh. Ít ai thấy ông xuất hiện giữa dòng đời vội vã bởi cuộc sống của ông hiện nay gắn liền với sách. Ông vừa hoàn thành cuốn sách: “Đại Nam văn hiến sử thi” từ thời dựng nước đến cuối triều Nguyễn, năm 1945. Ngoài ra, ông còn sáng tác tập sách Đại Nam tâm kinh, các bản Trường ca, Huyền ca Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, các bản dân ca…ca ngợi non song, đất nước, hướng về cội nguồn dân tộc. Đó cũng là một cách ông sẻ chia sự may mắn của ông cho đời.
Đức Phúc (Dòng Đời)