Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Lời cảm niệm mừng Phật thành đạo – 2013 của TT. Chân Quang

Phật giáo Việt Nam: Lời cảm niệm mừng Phật thành đạo – 2013 của TT. Chân Quang

Lời cảm niệm mừng Phật thành đạo – 2013 của TT. Chân Quang
================================================================================
Thích Chân Quang   on 21/01/2013 11:47:00
 
Từ đêm thành đạo thiêng liêng, Phật mở ra cánh cửa bất tử.
Chúng con bớt quay cuồng theo vô minh tội lỗi vì nhàm chán sinh
tử luân hồi. Chúng con biết đứng lại dù cuộc đời đẩy xô
lôi kéo vì hy vọng theo Phật đi vào cánh cửa bất tử thiêng
liên kia. Bên kia cánh cửa là ánh sáng từ bi vô ngã, bên này cánh
cửa là bóng tối khổ đau điên đảo. Bên kia cánh cửa là bình
an giác ngộ cao siêu, bên này cánh cửa là loạn động mê mờ
lầm chấp.
Chưa có Phật, mỗi ngày chúng con đi trong thù hận ích kỷ ngu si;
theo Phật rồi, mỗi ngày chúng con bước trên đường thương yêu
thứ tha và tỉnh giác. Đời sẽ nhiều hơn tiếng cười, người
sẽ nhiều hơn niềm vui, và lòng sẽ nhiều hơn hạnh phúc. Theo
Phật rồi, từng ngày đi qua là từng ngày chúng con gột rửa lỗi
lầm để tiến dần lên thánh đạo, bỏ dần lại sau lưng những
ảo tưởng mộng mơ dại khờ.
Bình minh nơi cội Bồ đề cũng là bình minh cho nhân loại khi
Đức Phật đắc đạo cao siêu. Trí tuệ từ tâm hồn Người mãi
mãi toả ánh sáng vào đường đi của chúng sinh. Từ bi từ tâm
hồn Người mãi mãi làm đảo cồn cho chúng sinh nương tựa. Biết
bao đạo lý nhiệm mầu nở hoa rực rỡ thành các bài kinh thiêng
bất tuyệt. Biết bao lời dạy cao quý trở thành lẽ sống của
cuộc đời chúng con. Dù chưa giải thoát, nhưng niềm tin vào tuệ
giác của Phật đã dẫn dắt chúng con đi trong an vui kiên định.
Xin đại chúng đọc theo những vần kệ sau:
Có những điều vẫn làm ta xúc động
Như tình yêu với cuộc sống bao la
Sáng tinh mơ chim rộn rã hót ca
Chiều lãng đãng trăng ghé qua đầu núi
Thân phận người đôi khi nhiều buồn tủi
Cả cuộc đời theo đuổi bóng phù du
Hạnh phúc nào như lá thắm ngày thu
Điều được mất như mây mù xa vắng
Tình con người mau phai như giọt nắng
Lời yêu thương làm thêm nặng lòng nhau
Ai đã từng đi qua cảnh bể dâu
Hiểu nhiều lắm đời khổ đau là thế
Con quỳ xuống nghe trái tim nhỏ lệ
Chốn Phật đài là cội rễ từ bi
Lời kinh thiêng, lòng vơi bớt nghĩ suy
Xin nương náu quy y Người mãi mãi
Dưới Phật đài con trẻ thơ khờ dại
Xin theo Người là ánh thái dương soi
Lòng nở hoa từ đạo lý tinh khôi
Thành trái ngọt an vui và hạnh phúc
Vì có Phật, ai ơi đừng ngã gục
Sau đêm dài sẽ đến lúc bình minh
Đường luân hồi qua vạn nẻo tử sinh
Phật đứng đó là bóng hình từ ái
Phật đứng đó lòng từ bi đợi mãi
Những đứa con quay lại bến bờ vui
Con si mê lầm lỗi mãi không thôi
Nên chậm bước đi về nơi giải thoát
Nhưng sâu thẳm lòng chúng con khao khát
Được tựa nương nơi bóng mát từ bi
Vầng linh quang soi bước chúng con đi
Lời răn dạy như vì sao lấp lánh
Lòng kính Phật không có gì so sánh
Dẫu cuộc đời có ấm lạnh đổi thay
Rất thiêng liêng trong tận trái tim này
Là hình bóng Như Lai trùm pháp giới
Mỗi một ngày là một mùa xuân mới
Kể từ khi con đến với đạo thiêng
Bỏ dần đi những mộng tưởng tư riêng
Vơi bớt hẳn những muộn phiền phi lý
Nếu ai hỏi cái gì là cao quý
Xin trả lời là chân lý Phật đà
Thế cái gì là mầu nhiệm sâu xa
Xin thưa rõ là đoá hoa chánh pháp
Giữa biển đời trong mưa sa bão táp
Lời kinh thiêng niềm ấm áp bao la
Chở che ta qua mưa nắng đường xa
Đưa ta đến chốn quê nhà tươi sáng
Nhưng đạo cả không tính bằng năm tháng
Mà tính bằng cả nghìn vạn kiếp người
Phải tinh cần khổ nhọc chẳng buông lơi
Mới có thể vượt dòng đời tăm tối
Không lợi ích cho những ai nóng vội
Muốn băng đường vượt lối để đi nhanh
Định chưa sâu đạo đâu dễ đắc thành
Phước chưa  lớn rồi cũng đành đứng lại
Để có được bốn chín ngày vĩ đại
Biết bao đời Phật từng trải khó khăn
Công đức lành gây tạo chẳng tiếc thân
Hạnh tinh tấn là vô vàn cao vợi
Các tầng trời reo vang lời ca ngợi
Khi đón chào bình minh mới vừa sang
Là bình minh của ánh đạo vinh quang
Sự giác ngộ huy hoàng nơi Đức Phật
Sự rung động lan truyền trong cõi đất
Hoa trời rơi hương ngây ngất cúng dường
Vầng hào quang chiếu toả khắp mười phương
Đấng Chánh Giác phi thường đêm thành đạo
Con quỳ xuống hiểu chuyện đời hư ảo
Chúng sinh chìm trong điên đảo si mê
Kể từ đây con có lối đi về
Theo chân Phật cội Bồ Đề rực sáng
Theo chân Phật cả bầu trời quang đãng
Mây từ bi che mát cõi nhân gian
Suối tình thương qua sa mạc khô khan
Cây sẽ mọc, đời sẽ xanh tươi thắm
Niềm tin kính trong con là sâu đậm
Như biển khơi, như núi thẳm bao la
Mãi nghìn đời yêu kính Phật thiết tha
Nguyện tất cả về trong nhà chánh pháp
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Quay về


Quay Về Cập nhật: (29/08/2014 14:52 PM) Click Xem hình lớn ...“Cái làm tôi no lòng không là mỹ vị cao sang mà chỉ là gạo trắng, canh cà của mẹ. Cái tôi cần không là áo hoa thêu đẹp mà chỉ cần áo vải, quần sơ. Cái tôi cần không là nhà cao, xe đẹp mà chỉ cần nhà quê, vách nhỏ và được chạy trên cánh đồng quê nội bằng chính đôi chân mình”... Cuộc sống xã hội phát triển, đời sống vật chất được nâng cao, con người như đã bị cuốn hút vào các vật vô tri, tiện nghi và đầu tư hết tâm lực của mình để chạy theo nó. Cổ đức có dạy: “Cái ta muốn thì nhiều, cái ta cần thì ít”. Con người đã nuôi dưỡng lòng ham muốn vật chất, chạy theo dục lạc mà quên mất cái nguồn gốc tâm hồn thanh cao của mình và cũng là cội nguồn tâm tánh của chính mình. Mỗi con người ai cũng có một ngôi nhà, một quê hương, nguồn cội mà nhiều người chưa nhận thấy được. Sống như một cái cây chỉ biết phát triển cành lá cho sum sê mà quên mất việc nuôi dưỡng rễ thân bám chặt nơi lòng đất. Có một em nhỏ được sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo. Khi còn bé, em nhận được sự yêu thương của nhiều người, của cha, của mẹ, của anh chị và cả bà con cô bác nữa. Em được nuôi dưỡng và lớn lên từ những cánh đồng, từ bát cơm rau, canh cà của mẹ và được sống, được chơi với thằng Tèo, thằng Tí bên nhà. Buổi trưa thì được tắm mình dưới dòng sông có hàng dừa râm bóng. Em có thể bằng đôi chân đất mà chạy rảo trên cánh đồng cỏ xanh. Còn có vườn mít, vườn xoài của bác ba, bác bảy để em mắc võng nghỉ trưa vào những buổi trưa hè. Quê của em là một vùng quê nghèo, mọi người thì ít học, từ sáng đến tối họ chỉ ra ruộng hay làm vườn. Cách sống bình thường, giản đơn và lời nói ngắn gọn, chất phác, thật dạ. Khi vừa chớm lớn độ mười bảy đôi mươi, em trở thành một chàng trai gần giống như người lớn. Chàng trai tỏ ra hiểu biết và đi tìm những gì mới lạ như: quần áo đẹp, xe đẹp hay vàng bạc - những thứ mà ở quê mình không có. Từ đó, chàng trai muốn đổi mới mình, và từ giã quê nghèo bước lên thành phố để đi tìm những gì mình mong ước. Chàng trai quê chân phèn nứt nẻ bước đi trong lòng thành phố nguy nga, tráng lệ. Chàng nổi lên bao mơ ước và hy vọng. Chàng bắt đầu mưu sinh, lặn lội, dần dần vượt qua các chướng ngại để có được đồng tiền. Ngày qua ngày, cuộc sống đã cho chàng kinh nghiệm và đồng tiền cũng làm chàng thêm già dặn. Bằng công sức theo đuổi, chàng đã dần có xe, tiền bạc, nhà cửa và những người bạn, cũng như mọi thứ tiện nghi mà người thành phố có được. Nhưng trong lòng chàng chưa bao giờ thấy mình đã đủ. Phong cách thời đại, vòng xoáy thời trang chưa có lúc dừng; đã có xe tốt lại muốn được xe tốt hơn, đã có đồ mới chẳng bao lâu nó lại lỗi thời. Những thứ ấy đã kéo chàng đi mãi! Đi mãi! Chàng trai vui chơi trong quán rượu, giải trí với tốc độ, nhà hát… Ngày thì miệt mài với công việc, đêm thì ráng sức để vui chơi… Rồi một buổi chiều nọ, chàng mệt mỏi với công việc, chàng thả bộ trên một con đường nhỏ và dừng lại ở một quán rượu bên hè. Đối diện chàng là một ngôi nhà nhỏ đơn sơ. Trong nhà dường như là có một gia đình đang ngồi dùng cơm bên ánh đèn nhỏ. Lặng nhìn, chàng như cảm thấy được sự an bình, hạnh phúc của họ khi ngồi lại với nhau bên một mâm cơm đơn giản. Chàng cảm thấy mình là người cô độc giữa đời. Chàng nhận ra mình đã lâu, lâu lắm rồi, bỏ mất những thức sống an lành mà mình dường như lãng quên. Bây giờ, trong tâm thức của chàng tự tuôn ra những hồi ức, hình ảnh của làng quê, của thời thơ ấu. Những tư tưởng, hướng đi của chàng ngày trước như bị thay đổi và muốn trở về, muốn quay lại với cảnh làng quê. Chàng cảm thấy có chút mỏi mệt với những cái mình ao ước. Chàng có những ý tưởng muốn vứt bỏ và quay về với thanh lạc. “Cái làm tôi no lòng không là mỹ vị cao sang mà chỉ là gạo trắng, canh cà của mẹ. Cái tôi cần không là áo hoa thêu đẹp mà chỉ cần áo vải, quần sơ. Cái tôi cần không là nhà cao, xe đẹp mà chỉ cần nhà quê, vách nhỏ và được chạy trên cánh đồng quê nội bằng chính đôi chân mình”. Bây giờ, chàng đã nhận thức được cái gì muốn, cái gì cần, cái gì an bình, cái gì nóng đốt. Cái mà chàng mới chợt tỉnh và nhận ra là một chớp sáng của tâm hồn tĩnh lặng, sáng suốt, giống như ly nước đục để lặng yên thì các bẩn nhơ cũng dần được lắng xuống. Chàng hiểu rõ hơn về mọi thứ mình đang có, chàng sống với cuộc đời bằng một cái nhìn sáng suốt, sống ít tham cầu và biết đủ (thiểu dục tri túc). Biết đồng tiền chỉ để trao qua đổi lại. Biết quần áo chỉ để che thân. Biết xe cộ chỉ là phương tiện đi lại. Biết nhà cửa chỉ để tránh nắng, khỏi mưa. Chàng sống thanh nhàn, không mong cầu, biết đủ và sống chân thật, trọn vẹn với những gì mình đang có. Chàng bắt đầu với cuộc sống mới. Chàng cảm thấy an ổn và hạnh phúc nơi chính mình. Hạnh phúc đến với chàng khi chỉ dùng bữa cơm rau đơn giản vì chàng cảm nhận được hương vị dẻo ngọt trong từng hạt cơm khi có huynh đệ, có cha mẹ, có gia đình và quê hương. Hạnh phúc của chàng khi thả bộ bên cạnh dòng sông xanh, trên con đường làng có những hàng cây hay những cánh đồng gió nhẹ. Trong từng bước chân, trong từng hơi thở, chàng cảm nhận được cái trong sạch và sự an bình. Là người ai cũng có gia đình, cũng có quê hương, cũng có cội gốc bình yên để quay về. Chỉ cần có được cái nhìn sáng suốt và sống chân thật, biết nâng niu những gì mình đang có, thì hạnh phúc sẽ có mặt ngay nơi mỗi người. Tâm Liêm

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Thương cụ ông 84 tuổi đạp xe 220km để sửa chiếc điện thoại

(ĐSPL) - Câu chuyện ông cụ 84 tuổi ở Nghệ An phải đạp xe vượt hơn 220km đến Thanh Hóa để bảo hành chiếc điện thoại chỉ hơn 200 nghìn đồng khiến cộng đồng mạng vô cùng cảm động. Câu chuyện cảm động được đăng tải trên trang Facebook của cửa hàng điện thoại T.P. Vào 8h sáng ngày 2/7, cửa hàng điện thoại Tùng Phương (ở TP.Thanh Hóa) đón tiếp một khách hàng đặc biệt. Người mở hàng chính là ông cụ ông Nguyễn Đức Trinh, 84 tuổi, trú tại Đội 3 Nông Trang, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đến bảo hành chiếc điện thoại trị giá 200 ngàn đồng. Được biết, cụ ông mua chiếc điện thoại mang nhãn hiệu Avio A112i ở Hải Phòng. Sau 2 ngày sử dụng, chiếc điện thoại bỗng nhiên bị sập nguồn. Thương cụ ông 84 tuổi đạp xe 220km để sửa chiếc điện thoại - Ảnh 1 Cụ Nguyễn Đức Trinh 84 tuổi và chiếc xe đạp đồng hành cùng cụ trên chặng đường 220km để sửa chiếc điện thoại. Vì quá tiếc chiếc điện thoại phải tích cóp mới mua được, cụ ông 84 tuổi này đã vất vả đạp xe 220km từ Nghệ An ra Thanh Hóa với hy vọng sửa được điện thoại. Cụ chia sẻ, cụ đã vào rất nhiều cửa hàng ở Nghệ An nhưng họ đều từ chối không nhận bảo hành cho cụ. Thương cụ ông 84 tuổi đạp xe 220km để sửa chiếc điện thoại - Ảnh 1 Hành trang đi đường của cụ Trịnh. Sau đó, cụ xem trên thẻ bảo hành chỉ có ở Thanh Hóa - Hà Nội - Hải Phòng nên cụ chọn Thanh Hóa cho gần. Hành trang vượt đường xa của cụ ông khá đơn giản. Cụ chỉ có một chiếc xe đạp buộc lốp, cái đèn pin và cái túi bóng đựng cơm, vài miếng bánh đa... Cụ nói là đi từ 8h sáng ngày 30/6 đến 6h sáng ngày 2/7 mới đến nơi. Quá thương cảnh cụ ông, chúng tôi đã tặng cụ một chiếc máy điện thoại Nokia N105 mới kèm sim và biếu cụ một chút tiền rồi giúp cụ ra bến để bắt xe về quê. Thương cụ ông 84 tuổi đạp xe 220km để sửa chiếc điện thoại - Ảnh 1 Nhân viên cửa hàng đang kiểm tra điện thoại cho cụ Trịnh. Thương cụ ông 84 tuổi đạp xe 220km để sửa chiếc điện thoại - Ảnh 1 Đại diện cửa hàng T.P trao tặng món quà cho cụ Trịnh đi đường. Theo như chia sẻ của cửa hàng bảo hành cho cụ, hầu hết các cửa hàng điện thoại ở Nghệ An từ chối bảo hành cho cụ là do họ không kinh doanh hãng điện thoại này. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều cửa hàng ở Nghệ An bán sản phẩm cùng hãng với điện thoại của cụ nhưng không hiểu tại sao lại không nhận bảo hành cho cụ… Câu chuyện sau khi được đăng tải đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và chia sẻ. Hầu hết các thành viên cộng đồng mạng đều cảm động trước câu chuyện của ông cụ và nghĩa cử cao đẹp của cửa hàng điện thoại T.P. Thương cụ ông 84 tuổi đạp xe 220km để sửa chiếc điện thoại - Ảnh 1 Câu chuyện cụ ông 84 tuổi đạp xe 220km để sửa chiếc điện thoại đã khiến các thành viên trên cộng đồng mạng thực sự xúc động. Bạn Thanh Tùng xúc động chia sẻ: “Nhìn ông cụ thấy muốn khóc quá, cả một đời lam lũ chân chất tiết kiệm từng đồng tiền cắc bạc, bản chất vốn quý của những con người Việt Nam. Thương quá, mong cụ về nhà nhanh và luôn khỏe mạnh”. Thành viên Hien Nguyen Thi Thu cảm động nhận xét: “Một hành động cao cả, cảm ơn tập thể công ty Điện Thoại T.P. Chúc cửa hàng may mắn và thành công”. Bạn Trần Quý bình luận: “Ông cụ đã 84 tuổi đạp xe ra Thanh Hoá, khâm phục cụ và cũng hoan nghênh cửa hàng đã có hành động hỗ trợ cụ. Thật cảm động chúc cụ vui khỏe, chúc của hàng phát đạt, thịnh vượng”. Thành viên có nickname ReSign Rsg viết: “Đọc bài báo mới thấy tình người còn đẹp và đời còn đẹp”. Thành viên Sông Quê xúc động: “Cám ơn cửa hàng T.P nha, tình nghĩa lắm dù hành động giản đơn”. MINH KHÔI

Hoa mặt trời 2 Viet Trinh

Hoa Mặt Trời Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 2.Hoa Mặt Trời Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 2. Cập nhật: (27/08/2013 01:30 AM) Click Xem hình lớn Sáng ngày 26/08/2013 (nhằm ngày 20 tháng 7 năm Quý Tỵ) nhân khóa tu Phật thất 74, BTC khóa tu tiếp tục thực hiện chương trình Hoa Mặt Trời 2, nhân vật chính là diễn viên – đạo diễn Việt Trinh. Chương trình có sự chứng minh của Thượng tọa trụ trì Thích Chân Tính và hơn 2500 Phật tử dự tu. Ngoài ra một số bạn bè thân thiết với Việt Trinh cũng đã đến tham dự. Thời điểm 1991 – 1996, Việt Trinh là một cái tên không hề xa lạ với khán giả màn ảnh nhỏ qua hàng loạt những vai diễn trong các phim như Ngọc trong đá, Lệnh truy nã, Sương gió biên thùy, Người đẹp Tây Đô,... Vào thời vàng son của nghiệp diễn viên, tên tuổi của cô là sự lựa chọn hàng đầu cho những nhà sản xuất phim. Ảnh lịch của cô được người hâm mộ mua về trịnh trọng treo trong nhà như một sự thể hiện lòng ngưỡng mộ dành cho “cô gái đẹp có đôi mắt buồn”. Sau một thời gian, người ta bỗng thấy vắng bóng Việt Trinh trên màn ảnh nhỏ, khán giả thương nhớ cô, còn trong giới giải trí thì lại xôn xao những tin đồn ác ý. Thời gian gần đây, Việt Trinh bắt đầu xuất hiện trở lại trong một vai trò mới cùng với những những dự án làm phim, trong đó có những bộ phim Phật giáo. Sự trở lại lần này của đạo diễn Việt Trinh có gì khác với kiều nữ điện ảnh Việt Trinh của những năm 90? Đến với chương trình Hoa Mặt Trời lần này, cô đã chia sẻ chân thành với quý Phật tử về cuộc sống, hào quang, sai lầm và sự giác ngộ của cô trên con đường hướng đến Chân – Thiện – Mỹ. 1. Ấu thơ và khát khao làm diễn viên Ba mẹ chia tay từ khi Việt Trinh còn bé. Người mẹ dù rất mực thương yêu, mong muốn bù đắp tình thương cho con, thế nhưng thẳm sâu trong lòng cô vẫn luôn khao khát được có cha như bao đứa trẻ khác. Sự thiếu vắng tình cảm người cha đã làm tính cách cô càng thêm mạnh mẽ. Nhìn thấy mẹ vất vả nuôi 7 anh em ăn học, cô mong sao mình lớn thật mau để đôi tay của mình có thể che chở, đỡ đần cho mẹ. Những tháng năm khó khăn ấy cũng đã nung nấu trong cô ước muốn thay đổi số phận. Vào năm học lớp 7, khi đứng xem đoàn làm phim làm việc trong con hẻm nhỏ nơi cô sinh sống, một diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ đã gọi cô đến và nói “Con nhỏ này mai mốt làm diễn viên”. Câu nói đó đã vô tình gieo vào đầu cô khao khát mãnh liệt – trở thành diễn viên. Mặc dù gia đình hướng đi theo ngành sư phạm nhưng cô nhất quyết đem cầm trang sức để có tiền đi học làm diễn viên sau khi đã trúng tuyển trong một cuộc thi. Từ đó, dần dần xuất hiện một Việt Trinh mà khán giả biết đến ngày hôm nay. 2. Hào quang và những tham, sân, si Sau 2 năm mờ nhạt với những vai quần chúng, những vai nô tỳ không tên, Việt Trinh đã được khán giả và đạo diễn chú ý. Từ đây, nghiệp diễn viên của cô bắt đầu thăng hoa, sự nổi tiếng và ánh hào quang cũng theo đó mà đến một cách nhanh chóng. Cái tên Việt Trinh trở nên ăn khách hơn bao giờ hết, cô đang ở trên đỉnh cao của vinh quang trong nghề diễn. Thế nhưng, nổi tiếng quá sớm ở độ tuổi đôi mươi đã khiến cô trở thành một ngôi sao tự cao, kênh kiệu. Cô chia sẻ, sự thành công đến quá nhanh đã làm thay đổi con người cô, và tự nhận rằng vào những năm 1991 – 1997 cô là người khó ưa. Điển hình là việc cô bắt đầu “trả thù” những người trước kia đã có thái độ không tốt với mình bằng cách làm khó họ. Cô tự cho mình được quyền đi sớm về trễ trong công việc, được quyền nhận vai rồi bỏ ngang. Vì những sân, si và sự ngã mạn quá lớn, cô ganh tỵ, đố kỵ với những người đẹp hơn mình, giàu hơn, đi xe xịn hơn mình. Và với sự háo thắng của tuổi trẻ, cô càng tìm cách thể hiện mình là người có tiền trong mắt bạn bè. Vì vậy, những tháng năm sống trong hư vinh của sự nổi tiếng cũng là khoảng thời gian cô tự mình gieo những nhân xấu cho cái quả phải trả trong tương lai mà không hề hay biết. 3. Vấp ngã và sa đọa Chính những sân, si, ngã mạn của tuổi trẻ đã mở đường cho Việt Trinh bước vào một quãng đời nhiều đau khổ và tuyệt vọng. Những cú sốc lớn trong đời, sự quay lưng của khán giả và nhà sản xuất đã đẩy cô đến trầm cảm, bế tắc. Cô như người mất phương hướng, tự nhốt mình trong phòng và cuối cùng là tìm quên trong hơi men. Nghiện rượu làm thân thể cô hao mòn, tinh thần kiệt quệ. Cô oán trách cuộc đời đã mang đến cho cô đau khổ, có lúc tưởng chừng như muốn chết đi. 4. Đứng dậy và giác ngộ Lẽ thường tình, khi khổ đau cùng cực không còn chỗ bấu víu, người ta mới nhớ đến chùa; rơi vào cơn tuyệt vọng trong đường hầm không có ánh sáng, người ta mới nghĩ đến đức Phật. Những cú sốc lớn trong cuộc đời (anh trai mất trong một tai nạn giao thông, mẹ cũng mất vì quá đau buồn) đã khiến cô nhận ra cuộc sống này rất vô thường. Cô cố gắng sống một cách khác đi, làm từ thiện nhiều hơn. Ban đầu chỉ là cầu xin cho mẹ, anh trai được siêu thoát, cho bản thân mình được bớt khổ. Dần dần những lời Phật dạy thấm vào suy nghĩ, cô liên hệ những lời Phật dạy vào sự vấp ngã trong đời mình và thấy lời Phật dạy áp dụng vào cuộc sống rất tuyệt vời và không hề mê tín. Cô đã biết quay trở về với chính mình, nhìn nhận những lỗi lầm trong quá khứ. Qua đó cô cũng đã chia sẻ với những bạn trẻ : “Nếu trong cuộc sống có được sự may mắn thành công trong công việc thì phải chánh niệm, không ngủ quên trong chiến thắng, lựa chọn cái đúng để làm, nếu không, hậu quả nhận lại sẽ đau khổ vô cùng”. Đến với đạo Phật, Việt Trinh đã cảm nhận những đau khổ đến với mình là do mình tạo ra, mỗi ngày đều dành thời gian để soi xét lại bản thân, loại bỏ những chủng tử xấu trong tâm thức, phát triển tánh thiện trong con người mình. Và câu nói tâm đắc của cô “Hận thù không thể xóa được hận thù, chỉ có lòng từ bi mới hóa giải được khổ đau”. Trong công việc, cô luôn chánh niệm trong từng việc mình làm, luôn sống và hành theo lời dạy của đức Phật. Ước nguyện bây giờ của cô là được làm những bộ phim mang thông điệp của Phật giáo, điển hình là cô đã cho ra mắt phim “Duyên trần thoát tục”, “Trở về 1 – 2 – 3”,... Mới đây nhất, cô vừa hoàn thành xong bộ phim “Mẹ ơi, con đã về”. Cô hy vọng bộ phim sẽ làm thay đổi suy nghĩ và hành động của những bạn trẻ đối với mẹ. Qua cuộc trò chuyện, cô cũng gửi gắm đến quý Phật tử một thông điệp chân thành từ chính sự chiêm nghiệm cuộc sống của mình: Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều sự cạnh tranh và những bon chen. Chính trong những điều đó, chúng ta phải thực hành chánh niệm, đừng vì chiến thắng hay lợi nhuận của mình mà làm người khác đau khổ. Hãy sống, làm việc và thực hành theo chánh đạo, tránh gây những nhân xấu để cuộc sống sau này được tốt đẹp hơn. Cuối chương trình, Thượng tọa Thích Chân Tính cũng đã có đôi điều nhắc nhở đến toàn thể quý Phật tử. Thông qua câu chuyện cuộc đời diễn viên Việt Trinh, thầy mong muốn Phật tử thấy được sự đổi thay của Việt Trinh trong quá khứ và hiện tại, từ đó có suy nghĩ làm sao để giáo pháp của đức Phật được lan rộng. Đó là trách nhiệm của cả người xuất gia và tại gia. Chúng ta muốn cuộc sống này được tốt đẹp, nên phổ cập Phật pháp đến nhiều người. Thầy ví mỗi người như là một chiếc thuyền trên biển đời, và đương nhiên sẽ có sóng gió vùi dập làm con thuyền mất phương hướng. Nhưng nay con thuyền của chúng ta đã có phương để hướng đến, đó là con đường giác ngộ giải thoát của đức Phật. Vậy nên mỗi người hãy là một hoa tiêu giỏi để lèo lái con thuyền đời mình đi đến bờ an vui, hạnh phúc. Kết thúc chương trình, đã có nhiều lời trầm trồ nội dung chương trình rất hay. Mọi người đều tràn ngập trong niềm hỷ lạc. Trên đây chỉ là một số nét chính trong câu chuyện về con đường đi đến Phật pháp của diễn viên – đạo diễn Việt Trinh. Nội dung chi tiết chương trình sẽ được Ban biên tập website cập nhật trong thời gian sớm nhất. Kính mời quý vị đón xem! Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận: Cập nhật: (27/08/2013 01:30 AM) Click Xem hình lớn Sáng ngày 26/08/2013 (nhằm ngày 20 tháng 7 năm Quý Tỵ) nhân khóa tu Phật thất 74, BTC khóa tu tiếp tục thực hiện chương trình Hoa Mặt Trời 2, nhân vật chính là diễn viên – đạo diễn Việt Trinh. Chương trình có sự chứng minh của Thượng tọa trụ trì Thích Chân Tính và hơn 2500 Phật tử dự tu. Ngoài ra một số bạn bè thân thiết với Việt Trinh cũng đã đến tham dự. Thời điểm 1991 – 1996, Việt Trinh là một cái tên không hề xa lạ với khán giả màn ảnh nhỏ qua hàng loạt những vai diễn trong các phim như Ngọc trong đá, Lệnh truy nã, Sương gió biên thùy, Người đẹp Tây Đô,... Vào thời vàng son của nghiệp diễn viên, tên tuổi của cô là sự lựa chọn hàng đầu cho những nhà sản xuất phim. Ảnh lịch của cô được người hâm mộ mua về trịnh trọng treo trong nhà như một sự thể hiện lòng ngưỡng mộ dành cho “cô gái đẹp có đôi mắt buồn”. Sau một thời gian, người ta bỗng thấy vắng bóng Việt Trinh trên màn ảnh nhỏ, khán giả thương nhớ cô, còn trong giới giải trí thì lại xôn xao những tin đồn ác ý. Thời gian gần đây, Việt Trinh bắt đầu xuất hiện trở lại trong một vai trò mới cùng với những những dự án làm phim, trong đó có những bộ phim Phật giáo. Sự trở lại lần này của đạo diễn Việt Trinh có gì khác với kiều nữ điện ảnh Việt Trinh của những năm 90? Đến với chương trình Hoa Mặt Trời lần này, cô đã chia sẻ chân thành với quý Phật tử về cuộc sống, hào quang, sai lầm và sự giác ngộ của cô trên con đường hướng đến Chân – Thiện – Mỹ. 1. Ấu thơ và khát khao làm diễn viên Ba mẹ chia tay từ khi Việt Trinh còn bé. Người mẹ dù rất mực thương yêu, mong muốn bù đắp tình thương cho con, thế nhưng thẳm sâu trong lòng cô vẫn luôn khao khát được có cha như bao đứa trẻ khác. Sự thiếu vắng tình cảm người cha đã làm tính cách cô càng thêm mạnh mẽ. Nhìn thấy mẹ vất vả nuôi 7 anh em ăn học, cô mong sao mình lớn thật mau để đôi tay của mình có thể che chở, đỡ đần cho mẹ. Những tháng năm khó khăn ấy cũng đã nung nấu trong cô ước muốn thay đổi số phận. Vào năm học lớp 7, khi đứng xem đoàn làm phim làm việc trong con hẻm nhỏ nơi cô sinh sống, một diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ đã gọi cô đến và nói “Con nhỏ này mai mốt làm diễn viên”. Câu nói đó đã vô tình gieo vào đầu cô khao khát mãnh liệt – trở thành diễn viên. Mặc dù gia đình hướng đi theo ngành sư phạm nhưng cô nhất quyết đem cầm trang sức để có tiền đi học làm diễn viên sau khi đã trúng tuyển trong một cuộc thi. Từ đó, dần dần xuất hiện một Việt Trinh mà khán giả biết đến ngày hôm nay. 2. Hào quang và những tham, sân, si Sau 2 năm mờ nhạt với những vai quần chúng, những vai nô tỳ không tên, Việt Trinh đã được khán giả và đạo diễn chú ý. Từ đây, nghiệp diễn viên của cô bắt đầu thăng hoa, sự nổi tiếng và ánh hào quang cũng theo đó mà đến một cách nhanh chóng. Cái tên Việt Trinh trở nên ăn khách hơn bao giờ hết, cô đang ở trên đỉnh cao của vinh quang trong nghề diễn. Thế nhưng, nổi tiếng quá sớm ở độ tuổi đôi mươi đã khiến cô trở thành một ngôi sao tự cao, kênh kiệu. Cô chia sẻ, sự thành công đến quá nhanh đã làm thay đổi con người cô, và tự nhận rằng vào những năm 1991 – 1997 cô là người khó ưa. Điển hình là việc cô bắt đầu “trả thù” những người trước kia đã có thái độ không tốt với mình bằng cách làm khó họ. Cô tự cho mình được quyền đi sớm về trễ trong công việc, được quyền nhận vai rồi bỏ ngang. Vì những sân, si và sự ngã mạn quá lớn, cô ganh tỵ, đố kỵ với những người đẹp hơn mình, giàu hơn, đi xe xịn hơn mình. Và với sự háo thắng của tuổi trẻ, cô càng tìm cách thể hiện mình là người có tiền trong mắt bạn bè. Vì vậy, những tháng năm sống trong hư vinh của sự nổi tiếng cũng là khoảng thời gian cô tự mình gieo những nhân xấu cho cái quả phải trả trong tương lai mà không hề hay biết. 3. Vấp ngã và sa đọa Chính những sân, si, ngã mạn của tuổi trẻ đã mở đường cho Việt Trinh bước vào một quãng đời nhiều đau khổ và tuyệt vọng. Những cú sốc lớn trong đời, sự quay lưng của khán giả và nhà sản xuất đã đẩy cô đến trầm cảm, bế tắc. Cô như người mất phương hướng, tự nhốt mình trong phòng và cuối cùng là tìm quên trong hơi men. Nghiện rượu làm thân thể cô hao mòn, tinh thần kiệt quệ. Cô oán trách cuộc đời đã mang đến cho cô đau khổ, có lúc tưởng chừng như muốn chết đi. 4. Đứng dậy và giác ngộ Lẽ thường tình, khi khổ đau cùng cực không còn chỗ bấu víu, người ta mới nhớ đến chùa; rơi vào cơn tuyệt vọng trong đường hầm không có ánh sáng, người ta mới nghĩ đến đức Phật. Những cú sốc lớn trong cuộc đời (anh trai mất trong một tai nạn giao thông, mẹ cũng mất vì quá đau buồn) đã khiến cô nhận ra cuộc sống này rất vô thường. Cô cố gắng sống một cách khác đi, làm từ thiện nhiều hơn. Ban đầu chỉ là cầu xin cho mẹ, anh trai được siêu thoát, cho bản thân mình được bớt khổ. Dần dần những lời Phật dạy thấm vào suy nghĩ, cô liên hệ những lời Phật dạy vào sự vấp ngã trong đời mình và thấy lời Phật dạy áp dụng vào cuộc sống rất tuyệt vời và không hề mê tín. Cô đã biết quay trở về với chính mình, nhìn nhận những lỗi lầm trong quá khứ. Qua đó cô cũng đã chia sẻ với những bạn trẻ : “Nếu trong cuộc sống có được sự may mắn thành công trong công việc thì phải chánh niệm, không ngủ quên trong chiến thắng, lựa chọn cái đúng để làm, nếu không, hậu quả nhận lại sẽ đau khổ vô cùng”. Đến với đạo Phật, Việt Trinh đã cảm nhận những đau khổ đến với mình là do mình tạo ra, mỗi ngày đều dành thời gian để soi xét lại bản thân, loại bỏ những chủng tử xấu trong tâm thức, phát triển tánh thiện trong con người mình. Và câu nói tâm đắc của cô “Hận thù không thể xóa được hận thù, chỉ có lòng từ bi mới hóa giải được khổ đau”. Trong công việc, cô luôn chánh niệm trong từng việc mình làm, luôn sống và hành theo lời dạy của đức Phật. Ước nguyện bây giờ của cô là được làm những bộ phim mang thông điệp của Phật giáo, điển hình là cô đã cho ra mắt phim “Duyên trần thoát tục”, “Trở về 1 – 2 – 3”,... Mới đây nhất, cô vừa hoàn thành xong bộ phim “Mẹ ơi, con đã về”. Cô hy vọng bộ phim sẽ làm thay đổi suy nghĩ và hành động của những bạn trẻ đối với mẹ. Qua cuộc trò chuyện, cô cũng gửi gắm đến quý Phật tử một thông điệp chân thành từ chính sự chiêm nghiệm cuộc sống của mình: Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều sự cạnh tranh và những bon chen. Chính trong những điều đó, chúng ta phải thực hành chánh niệm, đừng vì chiến thắng hay lợi nhuận của mình mà làm người khác đau khổ. Hãy sống, làm việc và thực hành theo chánh đạo, tránh gây những nhân xấu để cuộc sống sau này được tốt đẹp hơn. Cuối chương trình, Thượng tọa Thích Chân Tính cũng đã có đôi điều nhắc nhở đến toàn thể quý Phật tử. Thông qua câu chuyện cuộc đời diễn viên Việt Trinh, thầy mong muốn Phật tử thấy được sự đổi thay của Việt Trinh trong quá khứ và hiện tại, từ đó có suy nghĩ làm sao để giáo pháp của đức Phật được lan rộng. Đó là trách nhiệm của cả người xuất gia và tại gia. Chúng ta muốn cuộc sống này được tốt đẹp, nên phổ cập Phật pháp đến nhiều người. Thầy ví mỗi người như là một chiếc thuyền trên biển đời, và đương nhiên sẽ có sóng gió vùi dập làm con thuyền mất phương hướng. Nhưng nay con thuyền của chúng ta đã có phương để hướng đến, đó là con đường giác ngộ giải thoát của đức Phật. Vậy nên mỗi người hãy là một hoa tiêu giỏi để lèo lái con thuyền đời mình đi đến bờ an vui, hạnh phúc. Kết thúc chương trình, đã có nhiều lời trầm trồ nội dung chương trình rất hay. Mọi người đều tràn ngập trong niềm hỷ lạc. Trên đây chỉ là một số nét chính trong câu chuyện về con đường đi đến Phật pháp của diễn viên – đạo diễn Việt Trinh. Nội dung chi tiết chương trình sẽ được Ban biên tập website cập nhật trong thời gian sớm nhất. Kính mời quý vị đón xem! Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận:

Hoa mặt trời 5

Hoa Mặt Trời Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 5 Cập nhật: (19/08/2014 13:30 PM) Click Xem hình lớn Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 5 với chủ đề: “Tiếng Gọi Thiêng Liêng” kể về con đường tìm đến Phật pháp của Phật tử Luật sư Lê Thanh Sơn, Giám Đốc Văn Phòng Luật Sư AIC Lawyers & Consultants được tổ chức vào ngày 19/08/2014 (nhằm ngày 24/07 Giáp Ngọ) trong khóa tu Phật thất lần thứ 77 đã đem đến nhiều trải nghiệm sâu sắc đến quý Phật tử. Đã có thời gian du học tại Mỹ và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp, từng được phó Tổng Thống Mỹ trao bằng công dân danh dự của nước này, thế nhưng ông vẫn quay về quê hương để cống hiến cho đất nước, cũng như tìm về nguồn cội tâm linh của mình. Trong thời gian hành nghề luật sư, Phật tử Thanh Sơn đã đối diện với rất nhiều hoàn cảnh và con người khác nhau. Trước những thực trạng xã hội cũng như mặt trái của cuộc sống, ông cảm thấy chán nản, thất vọng và mất dần niềm tin vào cuộc sống. Từ đó ông đi tìm một niềm tin tâm linh. Là một người theo chủ nghĩa vô thần, ông bắt đầu đặt niềm tin vào tôn giáo. Trải qua một khoảng thời gian tìm hiểu một vài tôn giáo khác nhưng những triết lý này không đáp ứng được những thắc mắc cũng như hoàn toàn không phù hợp với suy nghĩ và nhận thức của ông. Như ánh sáng nằm cuối con đường, Luật sư tình cờ nghe được một đĩa giảng Phật pháp và ông quay về với nguồn cội tâm linh của dân tộc, cuối cùng Luật sư Thanh Sơn đã chọn đạo Phật như một con đường đi cho đời mình. Ông bắt đầu để tâm tìm hiểu và nghiên cứu Phật pháp. Đến với đạo bằng cái nhìn của một nhà nghiên cứu khoa học xã hội, chỉ bị thuyết phục khi những lập luận và lý thuyết tôn giáo phù hợp với thực tiễn xã hội, phù hợp với khoa học và giải quyết được những trăn trở và thắc mắc mà bản thân đặt ra. Sau khi tìm tòi nghiên cứu các bài pháp thoại của các vị giảng sư, Luật sư đã hiểu ra được nhiều vấn đề cũng như những thắc mắc mà lâu nay chưa được tháo gỡ. Tư duy, lối sống và nếp suy nghĩ của ông cũng đã đổi thay từ lúc đó. Con đường sáng như đang mở ra phía trước. Sau một thời gian tìm hiểu Đạo Phật, một nhân duyên tình cờ khiến luật sư Thanh Sơn tìm đến một ngôi chùa thuộc hai làng Kênh và An Lạc - tỉnh Hà Nam, ông đã phát tâm xây dựng lại ngôi Tam Bảo tại nơinày. Đây là một ngôi chùa hoang phế từ lâu và nhân dân trong vùng cũng chưa có cơ hội để tìm hiểu Phật pháp. Trải qua nhiều khó khăn, gian khổ ông đã tạo được niềm tin cho bà con trong vùng cũng như thỉnh Tăng Ni về trụ xứ và tổ chức đạo tràng, khuyến khích mọi người đến chùa tu tập. Luật sư Thanh Sơn đã ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống và công việc. Trên cương vị của một luật sư, ông luôn cố gắng bảo vệ cái thiện và tránh xa cái ác, hóa giải những xung đột của gia đình gia chủ, khiến cho nhiều người tìm được hạnh phúc. Ông đã dùng đạo đức để nâng nghề nghiệp mình lên một tầm cao mới, ý nghĩa hơn và tốt đẹp hơn. Ngoài ra ông còn dùng kiến thức học được để bảo vệ và xiển dương Phật pháp. Cách sống và hành xử của ông đã tác động đến gia đình, bạn bè và những người xung quanh làm cho mọi người ngày càng hướng về điều tốt đẹp. Kể từ khi tìm hiểu đạo Phật, cuộc đời ông đã có hướng đi mới, luôn tìm được sự tự tin, lạc quan, yêu đời. Chứng minh và tham dự chương trình Hoa Mặt Trời, Thượng tọa Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp, trưởng ban tổ chức khóa tu cũng đã có đôi lời nhận xét. Đạo Phật là cội nguồn tâm linh của dân tộc Việt Nam. Đạo Phật đã có mặt tại Việt Nam gần 2000 năm, đã có những thời đại đạo Phật được xem là quốc giáo, từ vua cho đến quan dân ai cũng thấm nhuần Phật pháp và sống theo lời Phật dạy. Thời kỳ nào Phật giáo phát triển thì thời kỳ ấy đất nước cũng phát triển và bền vững nhất. Thế nhưng qua những năm tháng thời gian, gốc rễ tâm linh của dân tộc đã bị lung lay, đạo Phật dần bị lai tạp làm sai lệch đi giá trị cao đẹp vốn có, khiến cho những người tri thức rời bỏ, xa lánh Đạo Phật. Nhiệm vụ của người con Phật là phải xây dựng ngôi chùa tâm linh trong tâm của mỗi người, làm sao để mọi người hiểu được Phật pháp và ứng dụng lời Phật dạy vào trong đời sống. Một ngôi chùa không phải là nơi chỉ để cúng bái và cầu nguyện mà là nơi học tập Phật pháp. Người Phật tử là một Hoằng Pháp Viên đem ánh sáng chân lý để truyền bá đến mọi người. Luật sư Thanh Sơn là một người có nhiều căn lành nên đã nhận chân được chân lý và quay lại với Phật pháp. Đó là một điều hết sức may mắn. Đến với Đạo Phật là đến với con đường trí tuệ, niềm tin của người con Phật nên dựa vào trí tuệ của văn, tư, tu thì niềm tin đó mới vững bền. Chúng ta nên quay về với nguồn cội tâm linh của dân tộc mình, chính quyền ở mỗi địa phương nên xây dựng một ngôi chùa tâm linh để mọi người quay về nương tựa. Thượng tọa cũng nhắc lại lời nhắn nhủ của Luật sư Thanh Sơn. Những Phật tử tham dự khóa tu Phật thất lần thứ 77 này đang có một cơ hội rất lớn để tìm hiểu Phật pháp và tu tập cùng nhau. Mỗi người cần tinh tấn hơn và nên cố gắng học tập Phật pháp, xây dựng cho mình một ngôi chùa tâm linh và đem những điều mình hiểu hướng dẫn cho mọi người thì đạo Phật mới có thể trường tồn và phát triển. Chương trình kết thúc trong niềm hỷ lạc của toàn thể hội chúng. Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận: BBT Website

Điều nghịch lý của ngày nay

...Thời đại ngày nay chúng ta uống rượu và hút thuốc quá nhiều, tiêu pha không tiếc nuối, thiếu vắng tiếng cười, lái xe quá nhanh, nóng giận rất dễ, thức rất khuya, đọc sách rất ít, xem ti vi quá nhiều, và hiếm khi ta biết ngồi lại trong tĩnh lặng! Tài sản của ta tăng lên gấp bội phần nhưng giá trị chúng ta cũng sụt giảm theo. Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít, và thù ghét thì lại quá thường xuyên. Điều nghịch lý của thời đại ngày nay là chúng ta có những toà nhà cao hơn nhưng sự kiên nhẫn lại ngắn hơn, ta có những đại lộ rộng lớn hơn nhưng cái nhìn lại nhỏ hẹp hơn. Chúng ta tiêu xài nhiều hơn nhưng có được ít hơn, mua sắm nhiều hơn nhưng thưởng thức lại kém hơn. Ta có căn nhà to rộng hơn nhưng gia đình nhỏ bé hơn; có nhiều tiện nghi hơn nhưng thời giờ ít ỏi hơn. Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại giảm đi, ta dư thừa kiến thức nhưng lại thiếu sự xét suy; ta có thêm nhiều nhà chuyên môn nhưng cũng thêm biết bao nhiêu là rắc rối, có thêm thuốc men nhưng sự lành mạnh lại càng sụt giảm. Thời đại ngày nay chúng ta uống rượu và hút thuốc quá nhiều, tiêu pha không tiếc nuối, thiếu vắng tiếng cười, lái xe quá nhanh, nóng giận rất dễ, thức rất khuya, đọc sách rất ít, xem ti vi quá nhiều, và hiếm khi ta biết ngồi lại trong tĩnh lặng! Tài sản của ta tăng lên gấp bội phần nhưng giá trị chúng ta cũng sụt giảm theo. Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít, và thù ghét thì lại quá thường xuyên. Chúng ta biết cách kiếm sống nhưng không mấy ai biết sống. Một đời người được kéo dài hơn nhưng chỉ là cộng thêm năm tháng mà thôi. Chúng ta đã lên đến mặt trăng và trở về trái đất, nhưng rất khó bước qua bên kia đường để chào người hàng xóm mới. Ta chinh phục được thế giới bên ngoài nhưng không biết gì về thế giới bên trong. Chúng ta đã làm được rất nhiều việc lớn lao nhưng rất ít việc tốt lành. Không khí chung quanh ta trong sạch hơn nhưng tâm hồn ta càng thêm ô nhiễm. Chúng ta chia cắt được một hạt nguyên tử nhưng chưa phá được thành kiến của chính mình. Chúng ta viết nhiều hơn nhưng học được ít hơn. Chúng ta có nhiều dự án hơn nhưng hoàn tất ít hơn. Chúng ta biết cách làm việc thật nhanh chóng nhưng không biết cách đợi chờ. Chúng ta thiết kế nhiều máy điện toán chứa thật nhiều dữ kiện, in ra bao nhiêu tài liệu, nhưng sự truyền thông giữa con người lại càng sút kém đi. Ngày nay là thời đại của mì ăn liền, tiêu hoá chậm, con người to lớn nhưng chí khí rất nhỏ, lợi nhuận thì rất sâu mà tình người thì rất cạn. Đây là thời đại của hai đầu lương nhưng trăm ngàn ly dị, nhà cửa khang trang nhưng đổ vỡ trong gia đình. Đây là thời đại của những mặt hàng trưng bày ngoài cửa tiệm thì rất nhiều, nhưng trong nhà kho lại không có một đồ vật nào. Đây là thời đại mà kỹ thuật có thể mang lá thư này đến thẳng với bạn và bạn cũng hoàn toàn tự do để chọn đọc nó hay xoá bỏ đi... Nhưng xin bạn hãy nhớ bỏ thì giờ ra với người thương, vì họ sẽ không có mặt với ta mãi mãi. Hãy nhớ chọn những lời dễ thương với những ai đang ngước nhìn bạn nhiều ngưỡng phục, vì cô hay cậu bé đó rồi cũng sẽ lớn lên và rời xa ta. Hãy nhớ ôm chặt người gần bên, vì đó là một món quà vô giá mà ta có thể ban tặng cho người khác, khi nó được xuất phát từ đáy tim mình. Hãy nhớ nắm tay nhau và trân quý phút giây này, vì biết rằng thời gian sẽ không ở với ta mãi mãi. Hãy có thì giờ để thương nhau, để lắng nghe nhau, và nhất là hãy chia sẻ với nhau những ý tưởng đẹp nhất trong tâm mình. Và nhất là bạn hãy luôn nhớ rằng, cuộc sống không phải được đo lường bằng con số hơi thở của mình, mà bằng những giây phút kỳ diệu trong cuộc đời đã mang hơi thở ấy bay cao. Dr. Bob Moorehead (trích Đức Phật Bên Trong – Nguyễn Duy Nhiên tuyển dịch)Cập nhật: (26/07/2013 01:32 AM) Click Xem hình lớn ...Thời đại ngày nay chúng ta uống rượu và hút thuốc quá nhiều, tiêu pha không tiếc nuối, thiếu vắng tiếng cười, lái xe quá nhanh, nóng giận rất dễ, thức rất khuya, đọc sách rất ít, xem ti vi quá nhiều, và hiếm khi ta biết ngồi lại trong tĩnh lặng! Tài sản của ta tăng lên gấp bội phần nhưng giá trị chúng ta cũng sụt giảm theo. Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít, và thù ghét thì lại quá thường xuyên. Điều nghịch lý của thời đại ngày nay là chúng ta có những toà nhà cao hơn nhưng sự kiên nhẫn lại ngắn hơn, ta có những đại lộ rộng lớn hơn nhưng cái nhìn lại nhỏ hẹp hơn. Chúng ta tiêu xài nhiều hơn nhưng có được ít hơn, mua sắm nhiều hơn nhưng thưởng thức lại kém hơn. Ta có căn nhà to rộng hơn nhưng gia đình nhỏ bé hơn; có nhiều tiện nghi hơn nhưng thời giờ ít ỏi hơn. Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại giảm đi, ta dư thừa kiến thức nhưng lại thiếu sự xét suy; ta có thêm nhiều nhà chuyên môn nhưng cũng thêm biết bao nhiêu là rắc rối, có thêm thuốc men nhưng sự lành mạnh lại càng sụt giảm. Thời đại ngày nay chúng ta uống rượu và hút thuốc quá nhiều, tiêu pha không tiếc nuối, thiếu vắng tiếng cười, lái xe quá nhanh, nóng giận rất dễ, thức rất khuya, đọc sách rất ít, xem ti vi quá nhiều, và hiếm khi ta biết ngồi lại trong tĩnh lặng! Tài sản của ta tăng lên gấp bội phần nhưng giá trị chúng ta cũng sụt giảm theo. Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít, và thù ghét thì lại quá thường xuyên. Chúng ta biết cách kiếm sống nhưng không mấy ai biết sống. Một đời người được kéo dài hơn nhưng chỉ là cộng thêm năm tháng mà thôi. Chúng ta đã lên đến mặt trăng và trở về trái đất, nhưng rất khó bước qua bên kia đường để chào người hàng xóm mới. Ta chinh phục được thế giới bên ngoài nhưng không biết gì về thế giới bên trong. Chúng ta đã làm được rất nhiều việc lớn lao nhưng rất ít việc tốt lành. Không khí chung quanh ta trong sạch hơn nhưng tâm hồn ta càng thêm ô nhiễm. Chúng ta chia cắt được một hạt nguyên tử nhưng chưa phá được thành kiến của chính mình. Chúng ta viết nhiều hơn nhưng học được ít hơn. Chúng ta có nhiều dự án hơn nhưng hoàn tất ít hơn. Chúng ta biết cách làm việc thật nhanh chóng nhưng không biết cách đợi chờ. Chúng ta thiết kế nhiều máy điện toán chứa thật nhiều dữ kiện, in ra bao nhiêu tài liệu, nhưng sự truyền thông giữa con người lại càng sút kém đi. Ngày nay là thời đại của mì ăn liền, tiêu hoá chậm, con người to lớn nhưng chí khí rất nhỏ, lợi nhuận thì rất sâu mà tình người thì rất cạn. Đây là thời đại của hai đầu lương nhưng trăm ngàn ly dị, nhà cửa khang trang nhưng đổ vỡ trong gia đình. Đây là thời đại của những mặt hàng trưng bày ngoài cửa tiệm thì rất nhiều, nhưng trong nhà kho lại không có một đồ vật nào. Đây là thời đại mà kỹ thuật có thể mang lá thư này đến thẳng với bạn và bạn cũng hoàn toàn tự do để chọn đọc nó hay xoá bỏ đi... Nhưng xin bạn hãy nhớ bỏ thì giờ ra với người thương, vì họ sẽ không có mặt với ta mãi mãi. Hãy nhớ chọn những lời dễ thương với những ai đang ngước nhìn bạn nhiều ngưỡng phục, vì cô hay cậu bé đó rồi cũng sẽ lớn lên và rời xa ta. Hãy nhớ ôm chặt người gần bên, vì đó là một món quà vô giá mà ta có thể ban tặng cho người khác, khi nó được xuất phát từ đáy tim mình. Hãy nhớ nắm tay nhau và trân quý phút giây này, vì biết rằng thời gian sẽ không ở với ta mãi mãi. Hãy có thì giờ để thương nhau, để lắng nghe nhau, và nhất là hãy chia sẻ với nhau những ý tưởng đẹp nhất trong tâm mình. Và nhất là bạn hãy luôn nhớ rằng, cuộc sống không phải được đo lường bằng con số hơi thở của mình, mà bằng những giây phút kỳ diệu trong cuộc đời đã mang hơi thở ấy bay cao. Dr. Bob Moorehead (trích Đức Phật Bên Trong – Nguyễn Duy Nhiên tuyển dịch)

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Albert Einstein và đạo Phật

Albert Einstein và đạo PhậtAlbert Einstein và đạo Phật Gần đây có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) và Đạo Phật như thế nào? Vì họ thấy đây đó có nhiều trích dẫn lời phát biểu của ông về Đạo Phật. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến mối liên hệ ấy. Dù chưa đầy đủ, nhưng hy vọng rằng nó sẽ là mấu chốt để chúng ta phăng tìm những tư liệu chi tiết về sau: Ông Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich. Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ. Năm 1905, ông gởi đăng bài "Lý thuyết tương đối hẹp" dài 5 trang trên tờ Physics. Bài báo nhanh chóng được chú ý và nó là tiếng nổ lớn của ngành khoa học về không gian và thời gian, ông đã phá vỡ các khái niệm tuyệt đối về không gian và thời gian của nhà vật lý học và toán học vĩ đại, Issaac Newton (1642-1727). Lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết tới và được xem là một khoa học gia nổi tiếng nhất vào thời điểm ấy. Năm 1911, Ông là giáo sư vật lý ở Prague. Năm 1913, ông được mời làm giám đốc Học Viện Vật Lý Hoàng Đế Wilhelm tại Berlin. Đến năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel về Vật lý học qua đề án nghiên cứu "Lý Thuyết Tương đối" (The Theory of Relativity). Trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), ông từng bị tống giam vì tội "chống chiến tranh và ủng hộ hòa bình". Sau khi Adolf Hitler (1889-1945) trở thành quốc trưởng của Đức, ông ra sức chống lại chủ nghĩa phát xít và rời bỏ nước Đức sang sống tại Hoa Kỳ. Từ năm 1933 đến năm 1945, ông là giáo sư toán và lý tại Viện Cao học Princeton ở bang New Jersey. Phát xuất từ lòng căm thù chủ nghĩa phát xít mà ông đã giúp cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt (1882-1945) chế tạo bom nguyên tử và cuối cùng bị xem là "cha đẻ" của thứ vũ khí giết người này. Đây cũng là lý do mà về sau năm 1950, ông thành lập Viện Kiểm Soát Nguyên tử Quốc tế tại Hoa Kỳ. Ba thập niên cuối đời mình, ông dành thời gian để nghiên cứu về "Lý thuyết thống nhất giữa lực hấp dẫn và hiện tượng điện quang" (The Theory of unify gravitation and eletro-magnetism). Mặc dù bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong đó có Đạo Phật. Theo tài liệu "The World As I See It" (Trần thế khi tôi nhìn thấy nó, nhà xuất bản Philosophical Library, New York, 1949) và quyển "Ideas and Opinions" (Những Ý Kiến và Những Quan Điểm, nhà xuất bản Crown, NY, 1945) là hai tuyển tập những bài báo, bài tham luận về tôn giáo và khoa học mà ông Einstein viết từ đầu những năm ba mươi. Đáng chú ý trong tập này là các bài như "Religion and Science" (Tôn giáo và Khoa học), viết từ 1930; bài "Science, Philosophy & Religion, A Sumposium" (Khoa học, Triết học và Tôn giáo, một buổi hội thảo) viết năm 1941; bài "Religion and Science: Irreconcilable?" (Tôn giáo và Khoa học: không thể hòa giải được sao?) viết vào năm 1948. Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo, ông quan tâm đến đời sống con người ở hiện tại và ngay cả sau khi chết. Trong các buổi hội thảo về triết học và tôn giáo, có lúc ông trích dẫn lời của Chúa, rồi có khi ông dẫn lời trong kinh Phật. Quan điểm của ông về tôn giáo chưa bao giờ có hệ thống và nhất quán. Tuy nhiên, với trí tuệ sắc bén và lòng ngưỡng mộ của ông đối với các tôn giáo đã giúp cho ông hiểu đúng và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: "Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng" (Science without religion is lame. Reigion without science is blind). Cũng theo các tài liệu trên cho thấy, ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)... là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây. Nhờ nghiên cứu như vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa. Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau : "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó" (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description). Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng: "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học" (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, becauseit embrances science as well as goes beyond science). (Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~ cheshire/ Einstein quotes.htm). Dù những lý thuyết khoa học của ông rất phức tạp và khó hiểu, nhưng tấm lòng nhân đạo và mến chuộng hòa bình của ông đã khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi với ông. Ông đã cống hiến tất cả trí tuệ và sức lực của mình đối với sự phát triển khoa học của nhân loại. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến ngày qua đời. Ông mất vào lúc 1giờ 25 phút rạng sáng ngày 19 tháng 04 năm 1955 tại Princeton, Hoa Kỳ, hưởng thọ 76 tuổi. Ngày nay, đối với mọi tín đồ Phật Giáo trên khắp năm châu đều thành kính khi nhắc đến tên tuổi của ông, người đã từng góp phần khẳng định lại giá trị vĩnh cửu đối với Giáo lý của Đạo Phật. Gần đây có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) và Đạo Phật như thế nào? Vì họ thấy đây đó có nhiều trích dẫn lời phát biểu của ông về Đạo Phật. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến mối liên hệ ấy. Dù chưa đầy đủ, nhưng hy vọng rằng nó sẽ là mấu chốt để chúng ta phăng tìm những tư liệu chi tiết về sau: Ông Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich. Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ. Năm 1905, ông gởi đăng bài "Lý thuyết tương đối hẹp" dài 5 trang trên tờ Physics. Bài báo nhanh chóng được chú ý và nó là tiếng nổ lớn của ngành khoa học về không gian và thời gian, ông đã phá vỡ các khái niệm tuyệt đối về không gian và thời gian của nhà vật lý học và toán học vĩ đại, Issaac Newton (1642-1727). Lập tức tên tuổi của ông được nhiều người biết tới và được xem là một khoa học gia nổi tiếng nhất vào thời điểm ấy. Năm 1911, Ông là giáo sư vật lý ở Prague. Năm 1913, ông được mời làm giám đốc Học Viện Vật Lý Hoàng Đế Wilhelm tại Berlin. Đến năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel về Vật lý học qua đề án nghiên cứu "Lý Thuyết Tương đối" (The Theory of Relativity). Trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), ông từng bị tống giam vì tội "chống chiến tranh và ủng hộ hòa bình". Sau khi Adolf Hitler (1889-1945) trở thành quốc trưởng của Đức, ông ra sức chống lại chủ nghĩa phát xít và rời bỏ nước Đức sang sống tại Hoa Kỳ. Từ năm 1933 đến năm 1945, ông là giáo sư toán và lý tại Viện Cao học Princeton ở bang New Jersey. Phát xuất từ lòng căm thù chủ nghĩa phát xít mà ông đã giúp cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt (1882-1945) chế tạo bom nguyên tử và cuối cùng bị xem là "cha đẻ" của thứ vũ khí giết người này. Đây cũng là lý do mà về sau năm 1950, ông thành lập Viện Kiểm Soát Nguyên tử Quốc tế tại Hoa Kỳ. Ba thập niên cuối đời mình, ông dành thời gian để nghiên cứu về "Lý thuyết thống nhất giữa lực hấp dẫn và hiện tượng điện quang" (The Theory of unify gravitation and eletro-magnetism). Mặc dù bận rộn nghiên cứu và giảng dạy khoa học, nhưng ông Einstein vẫn dành thời gian nhất định để nghiên cứu triết học và tôn giáo, đặc biệt trong đó có Đạo Phật. Theo tài liệu "The World As I See It" (Trần thế khi tôi nhìn thấy nó, nhà xuất bản Philosophical Library, New York, 1949) và quyển "Ideas and Opinions" (Những Ý Kiến và Những Quan Điểm, nhà xuất bản Crown, NY, 1945) là hai tuyển tập những bài báo, bài tham luận về tôn giáo và khoa học mà ông Einstein viết từ đầu những năm ba mươi. Đáng chú ý trong tập này là các bài như "Religion and Science" (Tôn giáo và Khoa học), viết từ 1930; bài "Science, Philosophy & Religion, A Sumposium" (Khoa học, Triết học và Tôn giáo, một buổi hội thảo) viết năm 1941; bài "Religion and Science: Irreconcilable?" (Tôn giáo và Khoa học: không thể hòa giải được sao?) viết vào năm 1948. Theo các tài liệu trên thì chính A. Einstein tự xem mình là một người thuộc về tôn giáo. Tôn giáo của ông được người ta biết qua lý thuyết khoa học của ông. Ông bác bỏ sự thần thánh hóa trong tôn giáo, ông quan tâm đến đời sống con người ở hiện tại và ngay cả sau khi chết. Trong các buổi hội thảo về triết học và tôn giáo, có lúc ông trích dẫn lời của Chúa, rồi có khi ông dẫn lời trong kinh Phật. Quan điểm của ông về tôn giáo chưa bao giờ có hệ thống và nhất quán. Tuy nhiên, với trí tuệ sắc bén và lòng ngưỡng mộ của ông đối với các tôn giáo đã giúp cho ông hiểu đúng và chính xác về các tôn giáo mà ông để tâm nghiên cứu. Ông vẫn thường nhắc nhở các nhà khoa học nên học hỏi ở các tôn giáo để bổ sung cho những khiếm khuyết của khoa học. Ông nói: "Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng" (Science without religion is lame. Reigion without science is blind). Cũng theo các tài liệu trên cho thấy, ông đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)... là những nhà Phật học nổi danh ở phương Tây. Nhờ nghiên cứu như vậy mà A. Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa. Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau : "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó" (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description). Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng: "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học" (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, becauseit embrances science as well as goes beyond science). (Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~ cheshire/ Einstein quotes.htm). Dù những lý thuyết khoa học của ông rất phức tạp và khó hiểu, nhưng tấm lòng nhân đạo và mến chuộng hòa bình của ông đã khiến cho mọi người cảm thấy gần gũi với ông. Ông đã cống hiến tất cả trí tuệ và sức lực của mình đối với sự phát triển khoa học của nhân loại. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến ngày qua đời. Ông mất vào lúc 1giờ 25 phút rạng sáng ngày 19 tháng 04 năm 1955 tại Princeton, Hoa Kỳ, hưởng thọ 76 tuổi. Ngày nay, đối với mọi tín đồ Phật Giáo trên khắp năm châu đều thành kính khi nhắc đến tên tuổi của ông, người đã từng góp phần khẳng định lại giá trị vĩnh cửu đối với Giáo lý của Đạo Phật.

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Cư sĩ Phạm Nhật Vũ là ai?

Ông Phạm Nhật Vũ không chỉ được biết tới với tư cách là em trai tỷ phú Đô la Phạm Nhật Vượng mà còn là một người theo đạo Phật, kinh doanh trong lĩnh vực khoáng sản và truyền thông. Ông Phạm Nhật Vũ (em trai ông Phạm Nhật Vượng) là người theo đạo Phật và rất kín tiếng. Hàng ngày, ông vẫn thường ở tại “tổng hành dinh” của AVG - Nhóm các nhà đầu tư An Viên tại 15AV Hồ Xuân Hương – Hà Nội. Ông Phạm Nhật Vũ - Ảnh AVG Ông Vũ là con trai thứ 3 của ông Phạm Dương (tên thật là Phạm Nhật Quang). Ông Dương lấy vợ quê ở Hải Phòng, sinh 3 người con gồm: Phạm Nhật Vượng (1968), Phạm Thị Lan Anh (1970), Phạm Nhật Vũ (1972). Cả ba người con của ông Phạm Dương đều sinh ra trên đất Hải Phòng. Cùng với người anh trai Phạm Nhật Vượng, ông Phạm Nhật Vũ từng làm ăn tại Liên Xô (cũ). Sau này, khi trở về Việt Nam, hai anh em họ Phạm bắt tay vào kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, sau này, ông Vượng tập trung vào kinh doanh bất động sản và y tế. Còn ông Vũ đầu tư chính vào khoáng sản và truyền thông. Vào năm 2004, ông Vũ tuyển dụng một nhóm nhân sự và bắt đầu nghiên cứu truyền hình trả tiền. 6 năm sau, ngày 11/11/2010, Truyền hình An Viên mới bắt đầu phát sóng thử nghiệm và 1 năm sau đó khai thác thương mại. Đồng thời, ông Vũ cũng đã hợp tác với một số đơn vị khác như Truyền hình An ninh, Truyền hình Thông tấn Xã Việt Nam. Ngoài ra, ông Vũ cùng các nhà đầu tư An Viên cũng đã đầu tư vào một số trang mạng khác. Ông Phạm Nhật Vũ (bìa phải) là người mời ông Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó TGĐ Truyền hình Việt Nam về làm TGĐ Truyền hình An Viên (bìa trái) - Ảnh Vi An Trong một lần tiếp xúc với báo chí, ông Vũ giới thiệu mình là một cư sĩ ở ẩn, tu tại gia và theo đạo Phật. Ông Vũ được công chúng biết đến nhiều hơn khi mua độc quyền bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League 20 năm. Sau đó, bầu Kiên đăng đàn phản đối, thành lập công ty VPF với mục tiêu giành lại giải này từ VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đơn vị ký độc quyền với AVG- Truyền hình An Viên). Tại thời điểm này, nhiều bài viết chĩa mũi nhọn vào AVG nhưng ông Vũ vẫn im lặng một thời gian khá dài. Những người thân cận ông chia sẻ: Triết lý kinh doanh của AVG gắn với đạo Phật, chú tâm xây dựng chất lượng từ bên trong, còn những ý kiến trái chiều bên ngoài chỉ mang tính tham khảo. “Có nhiều thông tin khác nhau về AVG. Cá nhân tôi không sợ người ta nghĩ xấu hay nghĩ sai về mình. Tôi chỉ sợ cái tâm mình sai, tâm mình xấu thôi”, ông Vũ chỉ nói ngắn gọn khi báo giới chất vấn. Với đối tác cũng như thuộc cấp, ông Vũ thường nói về triết lý: "Tôi là người luôn tiết kiệm lời hứa. Bởi tôi không muốn mình là người thất hứa". Trên thực tế, ông Vũ đã nói là làm, gần như không thất hứa bao giờ. Khi tranh chấp giữa VFF và VPF tới đỉnh điểm căng thẳng, ông Phạm Nhật Vũ, với tư cách là Chủ tịch AVG đã có bài viết gửi một số báo với tựa đề “Tôi không tin bầu Kiên”. “Trở lại với bản quyền bóng đá, kể từ khi anh Kiên nói và khởi động việc thành lập VPF, tôi đã quan sát, đã lắng nghe rất kỹ. Nhưng mãi đến ngày hôm nay tôi vẫn chưa hiểu động cơ và tính mục đích của việc đòi xem lại hợp đồng mà VFF đã ký với AVG. Chưa thấy mối liên quan nào giữa việc xây dựng và phát triển bóng đá (là một trong các mục tiêu của việc thành lập ra VPF) với việc đòi xem xét và lấy lại bản quyền của AVG”, ông Vũ viết. Ông Vũ đã đúng. Sau này bầu Kiên đã bị bắt. Giải bóng đá V-League không những không khá hơn mà hiện đang có dấu hiệu tệ hơn trước. Trong giới tăng lữ, ông Vũ còn được biết đến với vai trò là Cư sĩ Phạm Nhật Vũ, Phó Ban Truyền thông Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Phó TBT Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Nhiều năm nay, ông là người âm thầm đầu tư xây và sửa nhiều ngôi chùa trên nhiều địa phương trong cả nước. Ông Phạm Nhật Vũ không muốn mọi người gọi AVG là Tập đoàn An Viên mà đơn giản chỉ là Nhóm Các nhà đầu tư An Viên (An Viên Group). AVG có nhiều công ty con, trong đó có Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn cầu, Công ty Cổ phần Truyền thông và Viễn thông An Viên, Công ty cổ phần An Minh, Công ty Cổ phần Truyền thông Tri thức… Trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán không có tên ông Phạm Nhật Vũ. Tuy nhiên, giới kinh doanh địa ốc, khoáng sản và truyền thông chắc chắn không có ai không biết đến ông Vũ. Vi An

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Ngủ muộn

TÁC HẠI CỦA VIỆC ĐI NGỦ MUỘNTÁC HẠI CỦA VIỆC ĐI NGỦ MUỘN Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn. + Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say. + Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say * Ngủ muộn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật. + Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này. + Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này. + Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn. + Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya. * Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn: 1. Giảm trí nhớ. 2. Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc. 3. Ù tai, chóng mặt, mắt mờ. 4. Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, tới lúc nóng là không kiềm chế nổi). 5. Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp. 6. Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng. 7. Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm. Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng… 8. Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực. 9. Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp… 10. Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya. Theo đồng hồ sinh học thì: - Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu. - Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.- Trong các giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hooc môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng, mà thức khuya thì khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn. Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh. Như vậy, ngày hôm sau chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh. Hi vọng qua bài viết này phần nào bạn đã hiểu rõ tác hại của việc thức khuya và hãy khắc phục nó để cơ thể của bạn được bình thường và bạn luôn khỏe mạnh. Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn. + Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say. + Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say * Ngủ muộn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật. + Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này. + Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này. + Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn. + Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya. * Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn: 1. Giảm trí nhớ. 2. Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc. 3. Ù tai, chóng mặt, mắt mờ. 4. Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, tới lúc nóng là không kiềm chế nổi). 5. Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp. 6. Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng. 7. Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm. Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng… 8. Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực. 9. Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp… 10. Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya. Theo đồng hồ sinh học thì: - Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu. - Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.- Trong các giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hooc môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng, mà thức khuya thì khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn. Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh. Như vậy, ngày hôm sau chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh. Hi vọng qua bài viết này phần nào bạn đã hiểu rõ tác hại của việc thức khuya và hãy khắc phục nó để cơ thể của bạn được bình thường và bạn luôn khỏe mạnh.

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Thư gửi nhân dân Trung Hoa 2014 Chinese, English, Vietnamese

(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - 全体中华人民!在历史上,帝国主义和殖民的侵略给中华民族带来了巨大灾难。 中华民族也曾觉过外国侵略的羞耻。
我是越南的一个孩子。在国家主权被侵犯时,你们依然感受我的触觉。
我国在历史上与你的国家和别各帝国经过了多次奋斗,我们的人民已经失去了这么多,我们希望生活在和平、友谊 和合作中。
所有我们总是希望两国活像由胡志明主席和毛泽东主席努力地得到了的成果和希望。忠于胡志明主席已说了的友谊方针: “无论是同志,既是兄弟”,像关于越-中友谊请由音乐家杜润写的歌词:
越南 – 中国山连山,江连江
同临东海我们的友谊像朝阳
VietNam - China
我相信你们真的是一个爱好和平的民族,我们也是这样。战争是死亡,是痛苦的,家庭入在妻子失去了丈夫、儿子没有了父亲的情况中…多么战争的创伤还治不了,我们不想我族民再一次遭遇激烈的战争。
但是,如果出现这种情况,整个越南民族,我们都愿意再一次牺牲,准备战斗到最后一滴血为保护我们民族的自由和独立。 9千万个人一直一心保护越南国家。
全体世界人民!热爱和平的朋友们! 中国正侵犯我们的主权,公然违反越南法律,违反了联合国宪章,违反1982年联合国海洋法公约。我们建议世界各国人民,帮助越南人民群众保护国家。
全体越南人民!因和平,我们不得不让步。但是,如果让步而中国方仍然有橫暴的行为,我建议全部越南人民,老轻大小谁都要站起来保护我们的越南国家。
如果需要有一阵海上奠边府大战,他们也意愿。一切都可以忽略不计,但主权权利和管辖权绝不能受到侵犯。
越南万岁!胡志明主席万岁!武元甲大将万岁!
裴氏翠安
*****
Letter to Chinese
Dear Chinese people,
In the past, China has been invaded by other countries, so Chinese people also feel the pain and the loss when a foreign country was invaded.
I am a child of Vietnam. Certainly you can understand my feelings when our sovereignty is infringed by your army.
China has been invaded by other countries, so Chinese people also feel the pain and the loss when a foreign country was invaded.
Our nation has experienced many struggles with your country and other empires. We had lost so much. Therefore, we want to live in peace, friendship and cooperation. We always hope that our both countries will follow the desire and achievements that were gained by a great effort of President Ho Chi Minh and President Mao Zedong as well as the predecessors of the two countries. We hope that our country will follow the slogan about friendship that President Ho Chi Minh said, “We are comrades as well as brothers”, as the lyrics of composer Do Nhuan’s song, Vietnam – China: “Vietnam – China, joined by mountains, joined by rivers, sharing Eastern Sea, an friendship, early like the dawn.”
I am sure that you also want to live in peace, we do too. War is painful and death. War causes countless families to be in afflictive situations. Our wounds due to wars haven’t been healed. We don’t want to suffer that great pain once more time.
However, if that happens, all Vietnamese people are willing to sacrifice once more time to protect our freedom and independence. Our 90 million people are ready to protect our country together.
Dear peoples of the world – those who love peace,
China is violating Vietnam’s sovereignty. They are violating Vietnam’s law as well as UNCLOS 1982 and the United Nations Charter. Therefore, we look forwards to your help to protect our country.
Dear all of Vietnamese,
Because of peace, we have to compromise. But if China is still aggressive, I call for all of Vietnamese to stand up to protect our Vietnam.
We are ready for a Dien Bien Phu on the sea. Anything can be ignored but sovereigty and national jurisdiction could not be violated.
Long live Vietnam! Long live Ho Chi Minh! Long live Vo Nguyen Giap!
Bui Thi Thuy An
*****
Phiên bản tiếng Việt
Thư gửi nhân dân Trung Hoa
Thưa toàn thể nhân dân Trung Hoa! Trong lịch sử, Trung Quốc đã từng bị các nước đế quốc thực dân xâm lược, nhân dân Trung Quốc cũng đã cảm nhận sự mất mát và đau thương khi một quốc gia bị ngoại bang xâm lăng.
Tôi là một người con của nước Việt Nam. Chắc hẳn các bạn cũng hiểu cảm xúc của tôi khi đất nước tôi bị quân đội các bạn xâm phạm chủ quyền.
Giàn khoan Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam
Dân tộc tôi đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh với quý quốc và các nước đế quốc, dân tộc tôi đã mất mát quá nhiều, chúng tôi muốn được sống trong hòa bình hữu nghị và hợp tác. Tất cả chúng tôi luôn hi vọng rằng hai nước sống đúng với mong muốn và những thành quả có được nhờ bao nỗ lực dày công vun đắp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các vị tiền bối hai nước. Sống đúng với phương châm của tình hữu nghị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, cũng như lời bài hát Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa của nhạc sĩ Đỗ Nhuận:
Việt Nam – Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông
Chung một Biển Đông mối tình hữu nghị sớm như rạng đông…
Tôi tin chắc rằng các bạn cũng muốn hòa bình và chúng tôi cũng vậy. Chiến tranh là chết chóc, là đau thương, khiến bao gia đình lâm vào cảnh con mất cha, vợ mất chồng, cháu mất ông … Bao vết thương chiến tranh trong chúng tôi còn chưa lành, chúng tôi không muốn 1 lần nữa dân tộc tôi lại phải hứng chịu những khốc liệt của chiến tranh.
Nhưng nếu điều đó xảy ra, toàn thể dân tộc Việt Nam chúng tôi sẵn sàng hi sinh 1 lần nữa, sẵn sàng chiến đấu tới giọt máu cuối cùng để bảo vệ Tự do và Độc lập của dân tộc chúng tôi.  90 triệu người dân chúng tôi trên dưới 1 lòng sẵn sàng bảo vệ đất nước Việt Nam.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển của Việt Nam tại khu vực gần giàn khoan HD 981
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển của Việt Nam tại khu vực gần giàn khoan HD 981
Thưa toàn thể nhân dân thế giới – những người yêu chuộng hòa bình! Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền của chúng tôi, ngang nhiên vi phạm luật pháp Việt Nam, vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc. Chúng tôi đề nghị nhân dân thế giới giúp đỡ nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc.
Thưa toàn thể dân tộc Việt Nam! Vì hòa bình chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng nếu sự nhân nhượng đó không được phía Trung Quốc thực hiện mà vẫn lấn tới, thì tôi đề nghị toàn thể dân tộc Việt Nam già trẻ gái trai ai ai cũng phải đứng lên bảo vệ Tổ quốc Việt Nam của chúng ta.
Nếu cần phải có 1 trận Điện Biên Phủ trên biển thì chúng ta cũng sẵn sàng. Mọi thứ có thể bỏ qua, nhưng chủ quyền và quyền tài phán quốc gia thì không thể nào bị xâm phạm.
Việt Nam muôn năm! Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm! Đại tướng Võ Nguyên Giáp muôn năm!
Bạn Bùi Thị Thúy An: thuyan2301@gmail.com
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về banbientap@nguyentandung.org

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

10 điều ấn tượng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng không có bằng cấp, không được đào tạo về quân sự. Bác cử đi TQ học, nhưng chưa sang đến nơi đã phải về nước. Các cán bộ được đào tạo quân sự ở nước ngoài như Phùng Chí Kiên, Lê Hồng Phong hi sinh, nhưng không phải không tìm được những người được đào tạo bài bản hơn Đại tướng. Vì sao Bác Hồ giao cho Đại tướng chỉ huy lực lượng vũ trang cách mạng, từ 34 người ngày đầu cho đến hơn 1 triệu quân chủ lực sau này, chắc chỉ có mỗi Bác biết. Chúng ta chưa đủ tầm để đánh giá, chúng ta chỉ đơn giản nhìn thấy những gì Đại tướng đã làm được.





10 điều ấn tượng về Đại tướng

1.Đại tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam

2.Đại tướng được thụ phong trẻ nhất trong lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam -36 tuổi 148 ngày.

3. Một trong 21 danh tướng đứng đầu thế giới trong 21 thế kỉ qua.
-"Những vị tướng lừng danh" Duncan Townson

4. Một trong 4 vị tướng vĩ đại nhất của lịch sử thế giới.
-Hội đồng khoa học hoàng gia Anh-

5. Đứng thứ 4 trong 10 nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất thế kỉ 20

6. Một trong 100 nhà lãnh đạo quân sự có ảnh hưởng nhất mọi thời đại
-The Military 100- Michael Lee Lanning

7. Vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp ( một đế chế thực dân số 2), quân đội Mỹ ( môt trong hai siêu cường thế giới ) và quân đội Trung Quốc siêu cường hùng mạnh.

8. "Đọ sức" và đánh thắng cả thảy 10 đại tướng ( 4 Pháp - 6 Mỹ ) chưa kể các đại tướng của Việt Nam Cộng Hòa.

9. Nhân vật thứ 59 trong quyển sách giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử theo thứ tự thời gian các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2500 năm qua, tức là nhân vật nổi bật nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 cho tới hiện nay )

10. Đại tướng trước tiên trở thành vị tướng hàng đầu của thế giới, Người là 1 giáo viên lịch sử.






7 điều các bạn trẻ có thể học được từ cuộc đời Đại tướng.



1. Tuổi trẻ phải chăm chỉ học hành

Thời tuổi trẻ, đại tướng học rất giỏi. Đại tướng được giải đầu tốt nghiệp Sơ học (certificat d’étudé primaires) ở tỉnh Quảng Bình. Mùa hè năm 1925, Đại tướng thi đỗ vào Quốc học Huế. Đại tướng thi đỗ thứ nhì, loại khá. Nhập học, tháng nào Đại tướng cũng đứng đầu lớp, có tên hàng đầu trên bảng danh dự, được cấp học bổng. Ngoài ra Đại tướng chăm đọc sách từ thuở bé, thấy đâu có sách lại sà vào mượn đọc. Sau này khi làm đến Đại tướng, ngài vẫn chăm đọc sách và cùng mọi người thảo luận về sách.

Việc học hành khi còn trẻ rất quan trọng do khi còn trẻ, trí não của các bạn thông suốt, tiếp thu kiến thức nhanh, nhạy, trí nhớ tốt, học dễ vào. Việc học này sẽ tạo nền tảng kiến thức cho bạn về sau áp dụng vào công việc và cuộc sống của mình.

Về sau, trong những trận đánh của mình, Đại tướng đã vận dụng rất nhiều chiến thuật của Napoleon mà ngày xưa ông đã học trong môn lịch sử và giành thắng lợi vẻ vang. Trong đó rõ ràng nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh.

Do đó, khi còn trẻ, nhất định phải chăm học hành. Chuyện gì cũng phải để sau. Nhất là các bạn sinh viên, đừng ham đi làm thêm kiếm bạc lẻ mà xao lãng việc học.

2. Dùng lượng bù chất, lấy cần cù bù thông minh.

Trong cuộc đời, không phải ai sinh ra cũng có điểm khởi đầu như nhau. Có người sinh ra đã giàu, có người sinh ra đã thông minh, sáng dạ, có người sinh ra trong gia đình nghèo, có người sinh ra đã học lâu hiểu, lâu nhớ. Tuy nhiên làm cách nào để một con người chịu nhiều thua thiệt, yếu kém lại có thể vươn lên thành một vĩ nhân?

Không có nhiều điều kiện học tập, bản thân Đại Tướng cũng đã từng thi trượt vào Quốc Học Huế. Tuy nhiên, trong suốt 1 năm sau đó, ngài đã học tập liên tục và cần mẫn để sau đó, đậu vào với số điểm cao nhì trường ( mọi người nên biết là khi đó, Quốc Học Huế mỗi năm chỉ tuyển 90 học sinh cho 12 tỉnh miền Trung).

Điều này nói rất rõ quan điểm của Đại tướng về việc chiến thắng: nếu ta không có chất lượng thì ta có thể lấy số lượng để bù, nếu không có thông minh thì lấy siêng năng bù đắp.

Đại tướng từng phát biểu: Nghệ thuật quân sự của chúng tôi, là lấy tinh thần chế ngự vật chất, lấy yếu chế ngự mạnh, lấy thô sơ chế ngự hiện đại.

Ở Trận Điên Biên Phủ, để chiến thắng quân địch có chất lượng hơn hẳn, ngài đã vận động một số lượng chiến sỹ và lương thực khổng lồ để có thể chiến thắng địch. Quân dân ta cũng đã kiên trì vừa đánh vừa đào hầm theo kiểu lấn đất vào căn cứ địch. Giữa trận địa pháo, ngài cho tạo rất nhiều ụ pháo giả để đánh lừa không quân và pháo quân địch về số lượng pháo của quân ta. Đó chính là tinh hoa của “Lấy lượng, bù chất, lấy siêng năng bù cho thông minh”.

Với các bạn trẻ, nếu thật sự thấy mình thua thiệt bạn bè về nhiều điều, thì hãy ráng làm sao có thể làm được nhiều việc hơn, ráng làm sao siêng năng hơn, ráng làm sao cho mình trải nghiệm nhiều hơn, như vậy may ra sau này mới có thể nở mày nở mặt, vinh hiển cùng mọi người.

3. Vị đại tướng tự học:

Báo chí nước ngoài thường xuyên gọi tướng Giáp là vị tướng tự học, vì vốn dĩ, ngài là người tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế Luật, chưa học qua bất cứ trường lớp nào về quân sự, chiến tranh. Tất cả kiến thức cầm quân của Đại Tướng đều là học qua lịch sử, sách vở và kinh nghiệm chiến trường.

Những người thân bên cạnh thường kể về hình ảnh ngài như một người rất chăm học, và chăm đọc. Vào năm 2004, kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, khi vào thăm lại lều chỉ huy của mình ngày xưa, đại tướng hỏi ngay: “Tủ sách của tôi đâu?”. Trong nhà ngài, cả khi về già, vẫn có rất nhiều sách báo và những vị khách viếng thăm thường thấy hình ảnh ngài đọc sách ngay cả khi số tuổi đã vượt quá 90.

Báo chí và các sử gia nước ngoài còn đánh giá rất cao khả năng học ngay từ sai lầm của vị tướng này. Họ đánh giá: “Ông ta có thể phạm sai lầm ngay đó nhưng sẽ sữa chữa những sai lầm đó rất nhanh. Ông ta học ngay từ những sai lầm của chính mình ngay trên chiến trường và biến nó thành chiến thắng”.

Như chúng ta đều biết, dù già hay trẻ đều phải tự học. Và tự học là con đường duy nhất dẫn đến thành công và vĩ đại. Điều đó đúng với mọi người, kể cả vị đại tướng vĩ đại.

4. Luôn sáng tạo và gây bất ngờ cho mọi người

Trong tất cả những cuộc chiến của mình, Đại tướng luôn làm cho mọi người xung quanh bất ngờ vì sự sáng tạo của mình. Chính sự sáng tạo đó của ngài khiến cho kẻ thù không kịp trở tay và luôn thất bại.

Ở Chiến dịch Điện Biên Phủ, giặc Pháp không bao giờ nghĩ rằng chúng ta có thể đưa những cỗ pháo khổng lồ lên Điện Biên để tấn công. Chúng không bao giờ nghĩ rằng chúng ta có thể tháo gỡ và chia nhỏ những cỗ pháo đó ra, rồi dùng xe đạp, xe bò, xe kéo vận chuyển lên. Chúng cũng không bao giờ nghĩ được chúng ta có thể vận chuyển lượng lương thực khổng lồ để có thể phục vụ cho trận đánh lớn. Chúng đã sai lầm và Đại tướng đã làm được những chuyện tưởng chừng như không thể đó.

Trong chiến dịch mùa xuân 1975, khi toàn bộ cố vấn Mỹ và chiến lược gia của Việt Nam Cộng Hòa đều tin rằng quân ta sẽ đánh thẳng vào chiếm Huế và Đà Nẵng thì một lần nữa, Đại tướng lại gây bất ngờ khi tập trung quân lực thật sự vào đánh chiếm Tây Nguyên. Việc quân đội nhân dân Việt Nam chiếm giữ Tây Nguyên đã hoàn toàn phá vỡ mọi kế hoạch phòng thủ của quân lực Viện Nam Cộng Hòa dẫn đến thắng lợi 30/4/1975 thống nhất đất nước.

Đánh khi địch nghĩ rằng ta đang nghỉ, rút khi địch nghĩ rằng ta sẽ đánh, đánh vào nơi địch không bao giờ ngờ ta sẽ đến. Đó chính là cách Đại tướng giành chiến thắng trong những cuộc chiến của mình. Tuy rằng những điều này nghe như cách dùng binh của Tôn Tử ( Binh bất yếm trá) nhưng thật ra thuật dùng binh của Đại tướng có rất nhiều sáng tạo. Thuật dùng binh của Tôn tử chủ yếu dựa trên câu: Dùng điểm mạnh của mình đánh vào điểm yếu của đối phương cho nên thật ra cũng có thể đoán được. Còn trong binh pháp của Tướng Giáp, đôi khi đó lại là việc đánh thẳng vào điểm mạnh nhất của địch, gây hoang mang và biến điểm mạnh của địch thành điểm yếu của chúng. Chiến dịch Tây Nguyên là một ví dụ rất rõ. Quân đội Cộng Hòa không nghĩ rằng Quân đội ta đánh vào Tây Nguyên vì đây là vùng núi hiểm trở, dễ thủ khó công, nếu thua cũng dễ rút lui. Đại tướng đã cho quân đánh chiếm Tây Nguyên trước khiến cho toàn bộ hàng rào phòng thủ của địch hoang mang, bỏ chạy, thiệt hại đến hơn 75% quân lực. Đó chính là sự sáng tạo của Đại tướng mà ngay cả Tôn Tử cũng không nói đến.

Trong làm việc cũng như học tập, rất cần sự sáng tạo. Không sáng tạo, gò bó vào những điều được coi là kinh điển, là sách vở, là tiêu chuẩn, là quy ước rất nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, việc bảo thủ dẫn đến sự thất bại toàn diện, thậm chí mất mạng. Do đó, tuổi trẻ nhất định phải sáng tạo, phải dám nói những điều không ai nói, dám làm những điều không ai làm, dám nghĩ những điều chưa ai nghĩ. Chỉ có vậy mới có thể trở thành vĩ nhân, mới có thể đạt được những điều to lớn trong cuộc đời

5. Quyết đoán nhưng phải nhẫn nại

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người cực kỳ quyết đoán. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, ngài đã xin với Hồ Chủ Tịch cho mình quyền tự quyết định cách đánh và chiến lược. Sau đó, dù bất đồng ý kiến với các cố vấn Trung Quốc, ngài vẫn quyết định cho kéo pháo ra, chuyển từ Đánh Nhanh Thắng Nhanh sang Đánh Chắc Thắng Chắc, đem lại chiến thắng toàn diện cho chiến dịch.

Vào những năm cuối cùng của cuộc chiến Nam – Bắc, mặc dù gặp rất nhiều trở ngại, Đại tướng vẫn quyết định đánh, không những vậy còn triển khai nhanh chiến dịch, đánh vỗ mặt, đánh cấp tập.

Quyết đoán là thế nhưng khi thời bình, nhiều lần Đại tướng bị chính các đồng đội của mình dồn đến đường cùng, nhiều học trò, người thân cận của đại tướng bị chết hoặc bị mất chức một cách rất khó hiểu nhưng ông vẫn nhận nại, nhịn và chấp nhận mọi điều tiếng. Có thời gian, ông bị gièm pha, thậm chí là vu cho tội liên kết giặc Pháp nhưng ông vẫn từ tốn, kiên nhẫn, tìm thời cơ thích hợp để thanh minh, để khiếu nại một cách hòa bình, không gây điều tiếng, tổn hại cho sự đoàn kết nội bộ Đảng, không để dân mất lòng tin vào lãnh đạo.

Không dưới một lần ông đã tâm sự với những người xung quanh: Mình đấu tranh làm gì, toàn anh em đồng đội mình ngày xưa. Họ hiểu lầm thì mình giải thích cho họ rõ. Mình có bị gì cũng không sao, còn anh em, đồng chí của mình thì đừng để họ bị vạ lây.


Suy nghĩ cặn kẽ, chi tiết đó không phải người thường ai cũng có thể có được. Chỉ có một đại tướng thông minh, đủ cả trí, tài lẫn cái tâm lớn mới có thể nghĩ vậy. Đấu đá nhau làm chi khi tất cả đều là người Việt, đều muốn cho đất nước giàu mạnh. Ngài đã chọn cách đấu tranh hòa bình, cách lên tiếng phản biện ôn hòa để giữ cho đất nước khỏi xào xáo. Ngài làm vậy hoàn toàn để bảo vệ những người lính, những người anh em, những người đồng đội của mình khỏi cảnh nồi da xáo thịt. Còn gì vĩ đại hơn? Hoàn toàn không như những lời xuyên tạc về hình ảnh ngài đại tướng hèn nhát, nhẫn nhục như những kẻ cố tình bôi nhọ thanh danh của ngài.

Tuổi trẻ bao giờ cũng ngập tràn năng lượng, cũng nông nổi, làm gì cũng muốn xông vào làm ngay rồi rút nhanh. Đó chính là lý do khiến cho các bạn trẻ nhanh thất bại. Và ngài Đại tướng cũng là một tấm gương để lại cho các bạn một bài học: có chuyện cần quyết đoán, cũng có chuyện cần kiên nhẫn. Với kẻ thù phải kiên quyết, nhưng với bạn bè phải nhẫn nại. Khi địch hơn ta thì phải kiên trì chuẩn bị, rèn luyện. Khi ta hơn địch thì phải nhanh chóng chớp lấy thời cơ.

6. Luôn luôn nghiêm túc và chỉnh chu

Nói không ngoa, người viết bài này cũng đã từng được thấy Đại tướng ở cự ly gần khi tham gia đội bảo vệ vòng ngoài cho hội nghị ASEM 5 năm 2004 tại Hà Nội. Đại tướng luôn mặc quân phục rất nghiêm chỉnh, tóc được để gọn trên mái đầu một cách có trật tự, đi đứng rất thẳng thớm, gọn gàng dù tuổi đã rất cao.

Nhiều người sau khi gặp đại tướng về cũng thường chia sẽ về một vị tướng luôn luôn nghiêm túc và chỉnh chu trong mọi việc. Khi tiếp khách, đại tướng luôn mặc quân phục rất gọn gàng, đeo đủ quân hàm, sao mũ. Khi trò chuyện, đại tướng luôn trả lời thẳng vào trọng tâm vấn đề của người đặt câu hỏi, không ngại ngùng né tránh. Khi có thắc mắc, đại tướng cũng hỏi ngay vấn đề mà không cần lòng vòng, loay hoay.

Tiếp xúc đại tướng vài lần, mọi người sẽ dễ dàng nhận ra phong cách giao tiếp của Đại Tướng. Đại tướng luôn lắng nghe rất chăm chú, thường mất nhiều giây suy nghĩ rồi mới trả lời. Ngài nói chuyện rất chậm nhưng rõ từ, âm thanh đủ nghe và giọng rất chắc chắn. Những cuộc hội thoại với ngài thường rất ngắn do sức khỏe đại tướng không tốt nhưng lúc nào cũng thỏa mãn người tham dự do luôn đủ ý, rõ nghĩa. Tôi luôn tin đó là một đức tính tốt mà ai cũng nên học.

Tôi từng nghe một thượng tướng kể lại rằng: Đại tướng luôn dặn dò ngài ăn mặc nghiêm chỉnh bất cứ nơi nào xuất hiện dù nhà riêng hay tại cơ quan. Đại tướng dặn rằng: việc ăn mặc nghiêm chỉnh không chỉ để khách của mình tôn trọng mình, dễ dàng tập trung vào công việc thay vì dòm ngó đánh giá linh tinh mà còn để tự nhắc nhở mình vì vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình. Thân mình làm tướng, là đại diện của Quân đội, của Nhân dân, không thể để người ta đánh giá mình không nghiêm chỉnh rồi ảnh hưởng đến mọi người.

Tôi cũng chính mắt thấy tại hội nghị ASEM 5, một vị lãnh đạo đã nhờ đại tướng ký tặng sách cho mình. Đại tướng đã hỏi người trợ lý đi theo một tờ giấy để ngài ký nháp trước khi ký thẳng vào sách. Chỉ một việc nhỏ như vậy mà Đại tướng đã kỹ đến như vậy thì thật đáng học hỏi.

7. Không bao giờ ngừng đấu tranh

Cuộc đời của Đại tướng là một chuỗi dài các cuộc chiến. Đại tướng đã chống giặc Pháp ở Tây Bắc, ở Điện Biên, chiến đấu với Anh, Mỹ ở miền Nam, ngài đã chiến đấu với giặc Trung Quốc khi chúng tràn vào tấn công biên giới. Ngài cũng đã chiến đấu với chính những đồng đội mình vào thời bình để bảo vệ nhân dân, bảo vệ học trò, bảo vệ uy tín của Đảng. Và cuối cùng, khi đã bước qua tuổi 90, ngài vẫn tham gia trận chiến cuối cùng của đời mình khi nhiều lần can ngăn, kiến nghị đòi hủy bỏ việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, ngăn cản việc triển khai xây mỏ boxit tại Tây Nguyên, ngăn cản việc xây dự án tàu cao tốc. Ngài đã dành cả cuộc đời mình vào những cuộc chiến để bảo vệ dân, bảo vệ nước, bảo vệ những giá trị mà ngài tin tưởng. Ngài cũng tham gia vào vận động xây dựng Luật biển đảo, bảo vệ vùng biển Việt Nam. Ngài kêu gọi cải cách giáo dục và mong thế hệ trẻ hãy ham học hỏi, yêu kiến thức.

Cả đời Đại tướng là một tấm gương không thể sáng hơn về sự kiên cường, sự bất khuất, sự kiên nhẫn không bao giờ nản lòng. Chưa bao giờ Đại tướng chấp nhận thua cuộc hay bỏ cuộc trong những cuộc chiến của ngài. Và đó là lý do, Đại tướng mãi mãi là huyền thoại và mãi mãi được nhớ đến.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Lễ khánh thành văn phòng mới của Công ty Huỳnh Long

Lễ khánh thành văn phòng mới của Công ty Huỳnh Long
Ngày 17/01/2012, Công ty Huỳnh Long đã long trọng tổ chức lễ khánh thành tại văn phòng mới địa chỉ H76-77, đường A3, Khu tái định cư 10ha, P. Tân Thới Nhất, Q. 12, Tp. HCM.
           Đến tham dự buổi lễ, có sự hiện diện của các đối tác, khách hàng thân thiết và các cán bộ của Huỳnh Long cùng toàn thể Ban Giám Đốc và tập thể anh chị em của Công ty Huỳnh Long.

Le khanh thanh cty Huynh Long 02

Le khanh thanh cty Huynh Long 02a

Le khanh thanh cty Huynh Long 03

Le khanh thanh cty Huynh Long 04

Le khanh thanh cty Huynh Long 05

           Phát biểu tại lễ khai trương, Chủ tịch HĐQT Công ty Huỳnh Long Bà Huỳnh Long Ngọc Diệp cùng Giám đốc Công ty Ông Huỳnh Long Đảm tiếp tục khẳng định và tin tưởng vào sự phát triển vững chắc của Công ty Huỳnh Long trong thời gian tới và gửi lời tri ân đến với các đối tác, khách hàng cùng toàn thể anh chị em Công ty Huỳnh Long. Nhân dịp xuân về Chủ tịch HĐQT cũng có lời chúc đến tất cả các quan khách & anh chị em công ty tham dự buổi lễ năm mới an khanh thịnh vượng, thành đạt trong cuộc sống.

Le khanh thanh cty Huynh Long 06
Ảnh: Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) Bà Huỳnh Long Ngọc Diệp


Le khanh thanh cty Huynh Long 07
Ảnh: Giám Đốc Ông Huỳnh Long Đảm

Le khanh thanh cty Huynh Long 08

Hình ảnh lễ cắt băng khánh thành:

Le khanh thanh cty Huynh Long 09

Le khanh thanh cty Huynh Long 10

Hình ảnh các quan khách tham quan văn phòng mới:

Le khanh thanh cty Huynh Long 11

Le khanh thanh cty Huynh Long 12

Le khanh thanh cty Huynh Long 13

Le khanh thanh cty Huynh Long 14

Le khanh thanh cty Huynh Long 15

Le khanh thanh cty Huynh Long 33

Le khanh thanh cty Huynh Long 34

Le khanh thanh cty Huynh Long 35

Le khanh thanh cty Huynh Long 36

Le khanh thanh cty Huynh Long 38

Le khanh thanh cty Huynh Long 39

Le khanh thanh cty Huynh Long 37

             Chương trình bốc thăm trúng thưởng bao gồm những phần quà có giá trị mà Công ty muốn gửi đến đối tác, khách hàng cùng anh chị em công ty tham dự buổi lễ nhân dịp xuân về.

Le khanh thanh cty Huynh Long 16

Le khanh thanh cty Huynh Long 17

Le khanh thanh cty Huynh Long 18

Le khanh thanh cty Huynh Long 19

Le khanh thanh cty Huynh Long 20

Le khanh thanh cty Huynh Long 21

Le khanh thanh cty Huynh Long 22

Le khanh thanh cty Huynh Long 23

Le khanh thanh cty Huynh Long 24

Le khanh thanh cty Huynh Long 25

Le khanh thanh cty Huynh Long 26

             Công ty Huỳnh Long xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các đối tác, khách hàng đã gửi hoa chúc mừng nhân dịp khai trương văn phòng mới, về phía đối tác gồm cóTập đoàn Videojet Techonologies, về phía khách hàng xin cảm ơn công ty Ký Mã, công ty Thiên Phúc, Cơ sở cơ khí Anh Đức, công ty Sài Gòn Phương Nam ...

Le khanh thanh cty Huynh Long 31

Le khanh thanh cty Huynh Long 32

             Có thể nói, đây là một dấu mốc quan trọng trong bước đường phát triển của Công ty Huỳnh Long. Việc đưa vào sử dụng văn phòng mới khang trang tiện nghi với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đã tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho toàn thể nhân viên Công ty. Ghi nhận tại sự kiện quan trọng này là niếm phấn khởi và sự tự hào của tất cả các nhân viên Công ty, qua đó Lãnh đạo và nhân viên công ty đều thể hiện quyết tâm cao đưa Huỳnh Long tiếp tục vững chắc tiến lên.