Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Xung quanh vụ lộn xộn tại chùa Phật Quang (Bà Rịa - Vũng Tàu): Ngẫm về đạo thầy trò

Pháp luật

(Thứ Sáu, 21/01/2011-9:48 AM)
Xung quanh vụ lộn xộn tại chùa Phật Quang (Bà Rịa - Vũng Tàu): Ngẫm về đạo thầy trò

Cổ nhân Trung Hoa xưa dạy rằng: "Đời người có 3 điều hạnh phúc: Thứ nhất là cha mẹ song toàn, thứ hai là anh em trọn vẹn, thứ ba là được các bậc hiền nhân dạy dỗ". Điều thứ nhất và thứ hai con người không thể lựa chọn nhưng điều thứ ba có thể kiếm tìm trong đường đời.


Người Việt ta cũng vốn trọng đạo thầy trò, tình nghĩa thầy và trò là tình cảm truyền thống, là thước đo giá trị đạo đức của mỗi người. "Công cha - nghĩa mẹ - Ơn thầy". Chữ ơn mà kẻ được dạy dỗ phải mang theo nặng như ơn đối với bậc sinh thành vậy. Xưa nay, lòng biết ơn được coi như dấu chỉ để phân biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân: "Quân tử trọng nghĩa, tiểu nhân trọng lợi". Thật may mắn cho ai tìm được bậc hiền nhân để theo học và cũng may mắn lắm cho người thầy có được những học trò nhân nghĩa. Lòng biết ơn và nhân nghĩa không phải ở chỗ người học trò mang báu vật đến lễ thầy mà là bổn phận của người trò với người thầy của mình.
Trong cuộc sống hôm nay có những câu chuyện về thầy và trò khiến cho ta thấy trăn trở, day
Thượng tọa Thích Chân Quang.
Ảnh: Kim Thoa
dứt. Mới đây nhất là vụ việc xảy ra tại Chùa Phật Quang, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tình thầy trò và đạo nghĩa tu hành bao nhiêu năm bỗng chốc trở thành điểm nóng của công luận. Xung quanh 7,5ha đất và nhiều tài sản có giá trị hàng tỉ đồng do bá tánh cúng dường với mục đích góp phần hoằng dương Phật pháp và làm từ thiện đã trở thành tài sản bị cướp đoạt. Một bên là người thầy - Thượng tọa Thích Chân Quang và một bên là các đệ tử với pháp danh mà mới nghe đã thấy đầy đủ ý nghĩa hướng thiện: "Bảo Thiện", "Bảo Nhật", "Bảo Nguyên", "Nghiêm Toàn"… có lẽ người thầy cũng đã từng thai nghén rất nhiều hi vọng khi khai sinh cho các đệ tử những pháp danh ấy, để những con người mang pháp danh ấy sẽ gánh trên đôi vai sứ mệnh của Phật pháp, ánh sáng của đạo pháp mà thầy đã dày công truyền dạy để tiếp nối sứ mạng của thầy giữa cuộc đời. Người thầy có bao giờ ngờ rằng những tên tuổi ấy một ngày trở nên giống như những tội đồ. Khi mà nhân danh những lầm lỗi của thầy do họ tự phán xét và nói đến nhiều nhất, nhân danh quyền lợi của đại chúng (tập thể tu sĩ) để làm những việc mà pháp luật và đạo lí không thể chấp nhận. Chúng tôi, những con người với thân phận phàm phu tự hỏi: Vậy mục đích tu hành là gì? Từ bi hỉ xả ở đâu? Khi một đệ tử, một người học trò hào hứng trả lời phóng viên về những lầm lỗi của người thầy (theo phán xét cá nhân) để biện minh cho việc dọa nạt, đập phá ép thầy kí giấy bàn giao tài sản, xây dựng chùa riêng. Nếu lầm lỗi của thầy là có thật đi nữa, một người tu hành - một học trò có lương tâm và trách nhiệm bảo vệ uy tín của Phật pháp không thể hồn nhiên đến vậy. Đáp lại tất cả những chuyện đã xảy ra ấy, Người thầy - Thượng tọa Thích Chân Quang - bộc bạch cùng phóng viên với một tâm trạng rất buồn, buồn nhất là sợ ảnh hưởng tới lòng tin của mọi người đối với Phật pháp. Thượng tọa Thích Chân Quang là người có uy tín lớn đối các phật tử trong và ngoài nước. Ông đã từng rong ruổi khắp mọi miền của đất nước với kì vọng có thể mang ánh sáng của Phật pháp soi rọi mọi ngõ ngách của cuộc đời, cùng với các phật tử hảo tâm đem theo tình yêu thương để chia sẻ với những người nghèo, bệnh tật… bằng những việc từ thiện cao cả của mình. Các đề tài về tình yêu gia đình, về đạo đức, dạy dỗ con trẻ, kêu gọi bảo vệ môi trường sinh thái, văn hóa dân tộc… là sự phân tích kết hợp nhuần nhuyễn giữa đời và đạo được chắt lọc từ một trí tuệ ưu việt, một tâm hồn và trái tim trăn trở day dứt trước thế thái nhân tình. Từ mảnh đất phương Nam xa xôi, ông đã được mời giảng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và thành phố biển Nha Trang về đề tài Văn hóa ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Nói về văn hóa Hà Nội với Người Hà Nội, ông đã được đông đảo người dân và văn sĩ, trí thức đất Hà Thành nhiệt tâm đón nhận. Các bài giảng của ông đã làm rung động hàng triệu trái tim của phật tử đến những người ngoại đạo. Hằng năm, trong các ngày lễ lớn, có đến hàng vạn người về chùa Phật Quang lễ Phật và nghe pháp. Tình yêu lớn đối với cây cỏ, muông thú và con người đến quê hương, đất nước trong ánh sáng của đạo pháp soi rọi đã đánh thức tâm hồn và trái tim biết bao con người chân chính trước thời cuộc. Chỉ những gì xuất phát từ trái tim mới đi đến trái tim.Tất cả bắt đầu từ đâu? Nếu không phải từ cội nguồn của tình yêu thương và ước vọng cháy mình để có thể hiến dâng tình yêu ấy. Những người học trò kia (Bảo Nhật, Bảo Thiện, Bảo Nguyên...) đã bao giờ ngộ được điều này?
Chuyện ngày xưa kể rằng, một đứa con tội lỗi hoang đàng sau khi phá sạch gia nghiệp không dám trở về nhà. Sau khi hối hận, hắn đã viết một bức thư cho cha mẹ: "Nếu cha mẹ có thể tha thứ tội lỗi cho con thì hãy thắt lên trên cây trước nhà một dải lụa hồng để con biết, nếu không thì con không dám trở về". Và thật không ngờ, trên cây đào trước cửa nhà hồng rực muôn ngàn dải lụa. Màu hồng ánh chiếu tới tận phía cuối con đường nơi đứa con hoang đàng lẩn trốn. Chỉ có tình yêu thương mới là cội nguồn cởi bỏ mọi oán thù, tranh chấp. Trong tâm sự từ cõi lòng mình, Thượng tọa Thích Chân Quang sẵn sàng thắt những dải lụa hồng trước cửa chùa Phật Quang như thế !
Mong rằng trong mùa Xuân mới này, nơi cửa Phật và lòng người sẽ thắp lên muôn ngàn dải lụa yêu thương. Người thầy có thể mở rộng cõi lòng phụ mẫu đón những nghịch tử thống hối trở về để tiếp tục cuộc hành trình muôn trùng vượt qua bể khổ.
Giang Phương Thảo
Bao nguoi cao tuoi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét